Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 20/KH-UBND quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 17/02/2020
Ngày có hiệu lực 17/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 17 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thu thập thông tin, nắm bắt, đánh giá đúng thực trạng về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn. Kịp thời đề xuất, kiến nghị các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Yêu cầu

a) Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Việc thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải đầy đủ, nghiêm túc và đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, hiệu quả giữa cơ quan, đơn vị, địa phương.

c) Kịp thời phối hợp thực hiện tốt hoạt động phổ biến pháp luật, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính; rà soát, theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo ngành, lĩnh vực và địa phương.

II. NỘI DUNG

1. Rà soát, theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Nội dung thực hiện: Nghiên cứu, rà soát nhằm phát hiện những bất hợp lý trong các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Cơ quan thực hiện: Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; các cơ quan, đơn vị có chức năng xử lý vi phạm hành chính.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên, cả năm.

2. Tập huấn, phổ biến pháp luật, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính

- Sở Tư pháp chủ trì: Biên soạn tài liệu, phổ biến, bồi dưỡng, tổ chức lớp tập huấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính.

- Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tổ chức phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Hình thức thực hiện: Hội nghị, tập huấn, tọa đàm.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3. Kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Lĩnh vực kiểm tra

Kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính về an toàn giao thông; bảo vệ môi trường; các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Nội dung kiểm tra

- Tình hình triển khai văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

[...]