ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 199/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC DIỆN RỘNG CÓ TRỌNG ĐIỂM PHÁT HIỆN NHIỄM SARS-COV-2
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trước diễn biến hết sức phức tạp và
khó lường của dịch bệnh COVID-19, Thành phố đã chủ động
triển khai các biện pháp phòng chống dịch bài bản, quyết liệt, khoa học và kịp
thời. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021, Công điện
số 17/CĐ-UBND ngày 01/8/2021, Công điện số 18/CĐ- UBND ngày 06/8/2021 đã giúp
cho Thành phố kiềm chế được đà lây
lan của dịch bệnh.
Tuy nhiên hiện nay, mỗi ngày Hà Nội vẫn
ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao (60-80 ca mắc mới/ngày) đặc biệt đã có nhiều
chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây. Dịch bệnh đã xuất hiện
trong các bệnh viện, nhà máy sản xuất, cơ quan, doanh nghiệp, chuỗi cung ứng, chợ đầu mối... và tiếp tục có nguy cơ
bùng phát nếu không có các biện pháp quyết liệt hơn nữa.
Thành phố đã kết thúc đợt xét nghiệm
diện rộng theo Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 10/8/2021. Triển khai từ ngày 09/8/2021 - 22/8/2021, chia làm 2 đợt:
- Đợt 1 từ ngày 09/8-16/8 và Đợt 2 từ
ngày 17/8-22/8;
- Địa điểm triển khai: tại 30 quận
huyện thị xã;
- Đối tượng xét nghiệm: Người sinh sống
trong các khu vực phong tỏa, các khu vực nguy cơ cao có nhiều ca bệnh, ổ dịch
và người thuộc các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như: Shipper; người
bán hàng tại các chợ truyền thống, chợ cóc; nhân viên bán hàng tại siêu thị,
trung tâm thương mại; người bán hàng tạp hóa tại nhà; nhân viên bán xăng; lái
xe khu công nghiệp, đường dài; bảo vệ tại chung cư, khu công nghiệp, nhà máy,
xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể; công nhân xây dựng đang mắc kẹt tại Hà Nội; nhân
viên bán thuốc tại các quầy thuốc; người làm tại các kho
hàng bán lệ; người trực chốt kiểm dịch; lực lượng hỗ trợ chống dịch; nhân viên
công ty môi trường đô thị trực tiếp thu gom rác (lái xe, lao công).
- Số mẫu đã lấy được tại 30 quận, huyện:
+ 1.128.424/1.300.000 (đạt 97,5% so với
kế hoạch);
+ Phát hiện 83 trường hợp dương tính,
còn lại đều âm tính.
+ Các trường hợp F0 được phát hiện tập
trung chủ yếu tại 14 phường của 8 quận, huyện như sau: Đống
Đa 48 (Văn Miếu: 33, Văn Chương: 12,
Hàng Bột: 01, Láng Hạ: 01, Quốc Tử Giám: 01), Hoàng Mai 14 (Hoàng Liệt: 13,
Lĩnh Nam: 01), Hà Đông 06 (Quang Trung: 05, Nguyễn Trãi: 01), Hoài Đức 06 (An Thượng:
06), Hoàn Kiếm 04 (Đồng Xuân), Thanh Trì 03 (Liên Ninh), Thanh Oai 01 (Bích
Hòa), Hai Bà Trưng 01 (Minh Khai).
Đánh giá chung:
- Tình hình dịch đợt 4 phức tạp hơn
các đợt trước về quy mô số bệnh nhân và mức độ lây lan ở 29/30 quận, huyện, thị
xã với nhiều chùm ca bệnh không xác định rõ nguồn lây, xuất hiện các ổ dịch quy
mô phường (Văn Miếu, Văn Chương - Đống Đa, Chương Dương -
Hoàn Kiếm,...); ghi nhận sự lây lan trong cộng đồng mạnh tại 1 số nơi (Liên
Ninh - Thanh Trì; Thị trấn Thường Tín,...); ghi nhận sự lây lan trong khu chung
cư (HH4C Linh Đàm, Hoàng Liệt - Hoàng Mai) lây nhiễm trong chuỗi vận chuyển
cung ứng hàng hóa, thực phẩm (Công ty Thanh Nga - Hai Bà Trưng; Công ty Viettel
Logistic - Bắc Từ Liêm); nhiều cán bộ y tế bị nhiễm bệnh hơn,...
- Tuy nhiên không được chủ quan lơ là
vì tình hình dịch vẫn còn phức tạp, khó lường vì những lý
do sau:
+ Trên địa bàn thành phố còn xuất hiện
những ca bệnh rải rác, tản mát trong cộng đồng, đặc biệt
là các ca bệnh phát hiện qua ho, sốt (từ ngày 01/8 đến nay đã phát hiện được 85
ca ho, sốt nguyên phát và 1.290 ca ho, sốt thứ phát); đã xuất hiện các ca bệnh,
chùm ca bệnh trong các chuỗi cung ứng, công sở, chợ, khu dân cư, khu chung
cư...;
+ Chủng vi rút
biến thể Delta lây lan mạnh, chu kỳ lây ngắn (khoảng 2 ngày)
nên còn những ca bệnh có thể còn lẩn khuất trong cộng đồng chưa phát hiện được...;
lây nhiễm chéo từ các khu cách ly và còn những nguồn lây nhiễm từ những trường
hợp nhập cảnh và đi về từ vùng dịch của các địa phương
khác.
Thực hiện Thông báo số 473-TB/TU ngày
24/8/2021 của Thành ủy Hà Nội về việc thông báo Kết luận của
Thường trực Thành ủy về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
trên địa bàn Thành phố; Để chủ động khống chế, kiểm soát
tình hình dịch bệnh COVID-19, nhanh chóng đưa Thành phố trở
lại trạng thái bình thường mới; Căn cứ theo đặc điểm tình
hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay; năng lực xét nghiệm của
các đơn vị trên địa bàn Thành phố và Tờ trình số 13936/TTr-SYT ngày 27/8/2021 của
Sở Y tế về việc Phê duyệt Kế hoạch xét nghiệm sàng lọc diện rộng có trọng điểm
phát hiện nhiễm SARS-CoV- 2 trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố xây dựng
Kế hoạch xét nghiệm diện rộng có trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội như
sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU
CẦU
1. Mục đích
Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ từng
phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa “thời gian vàng” các ngày
giãn cách xã hội để thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện, bóc tách kịp thời các
trường hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị theo quy định của Bộ
Y tế; Đánh giá lại các khu vực nguy cơ; Đánh giá thêm về khu vực nguy cơ, đối
tượng nguy cơ theo yêu cầu dịch tễ.
2. Yêu cầu
- Huy động mọi nguồn lực để triển
khai xét nghiệm diện rộng trên toàn Thành phố;
- Đảm bảo chỉ định xét nghiệm đúng,
trúng khu vực nguy cơ, nhóm đối tượng nguy cơ và mở rộng xét nghiệm theo hộ gia
đình.
- Đảm bảo công tác chuẩn bị chu đáo,
toàn diện, chỉ đạo chặt chẽ; phương án lấy mẫu, làm xét nghiệm thống nhất, phù
hợp năng lực xét nghiệm trong 24 giờ không để mẫu tồn; đảm
bảo công tác hậu cần đầy đủ, đồng bộ và có sự phối hợp chặt
chẽ, hiệp đồng linh hoạt giữa các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện đảm
bảo an toàn khi lấy mẫu, giãn cách phù hợp.
II. ĐỐI TƯỢNG XÉT NGHIỆM
Phân chia đối tượng xét nghiệm theo
Nhóm nguy cơ như sau:
- ‘‘Nhóm đỏ”: người trong các khu vực
trong các xã, phường nguy cơ rất cao và nguy cơ cao theo Quyết định số
2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các đối tượng nguy cơ cao căn
cứ theo yếu tố dịch tễ; các đối tượng di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều như chuỗi
cung ứng, chợ, tham dự sự kiện đông người, công nhân , bảo vệ các tòa nhà, công
nhân vệ sinh... và các khu vực nguy cơ cao khác, đối tượng nguy cơ cao khác
theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.
- “Nhóm da cam”: các nhà máy, xí nghiệp,
cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh...
và các khu vực nằm trong vùng nguy cơ theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày
31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các đối tượng
và các khu vực nguy cơ khác theo chỉ định chuyên môn về dịch
tễ như khu vực tiếp giáp với khu phong tỏa, các khu chung cư cũ, khu vực ngõ nhỏ
đông dân cư.
- “Nhóm xanh”: các đối tượng ít di
chuyển tại khu vực không có dịch trong vùng xanh.
(Việc tổ chức xét nghiệm đối với đối
tượng F0, F1, F2 theo truy vết người nhập cảnh, người đi về
từ vùng dịch, người ho, sốt, các đối tượng khác...được thực hiện thường quy theo quy định).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC
XÉT NGHIỆM
1. Phương pháp xét nghiệm:
- Sử dụng 02 phương pháp xét nghiệm:
+ Phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật
Realtime RT-PCR phát hiện vật chất di truyền của vi rút SARS-CoV-2 (phương pháp
RT-PCR).
+ Phương pháp xét nghiệm nhanh để xác
định nhiễm SARS-CoV-2 (phương pháp test nhanh).
- Ưu tiên sử dụng
phương pháp RT-PCR để tránh bỏ sót nguy cơ lây nhiễm, đảm
bảo hiệu quả cao nhất trong việc xác định các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Các địa phương chủ động thực hiện xét nghiệm test nhanh
linh hoạt trong từng tình huống để sàng lọc nhanh nhất,
tranh thủ từng phút, từng giờ trong hoạt động điều tra truy
vết.
- Căn cứ tình hình thực tế tùy từng đối
tượng xét nghiệm cụ thể có thể thực hiện việc gộp mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn
của Bộ Y tế tại Quyết định số 1817/QĐ-BYT ngày 07/4/2021 của Bộ Y tế về việc
ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2”.
- Việc xét nghiệm test nhanh thực hiện
theo Quyết định số 2022/QĐ-BYT ngày 28/4/2021 của Bộ Y tế
về việc ban hành “Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi
rút SARS-CoV-2”.
2. Nguyên tắc xét nghiệm:
Triển khai lấy mẫu, xét nghiệm trên
toàn Thành phố, trong đó:
- Tập trung mọi nguồn lực của Thành
phố để ưu tiên xét nghiệm cho các khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly “nhóm đỏ”,
khu vực có nguy cơ “nhóm da cam” để trong thời gian nhanh nhất khống chế thu hẹp
“nhỏm đỏ” và “nhóm da cam” bảo vệ an toàn cho “nhóm xanh” và vùng xanh (theo
Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống
dịch bệnh Covid-19).
- Song song với việc ưu tiên xét nghiệm
cho “nhóm đỏ” và “nhóm da cam”, việc xét nghiệm theo hộ gia đình tại “nhóm
xanh” cũng cần được thực hiện nhanh
chóng, kịp thời để bảo vệ và dần mở rộng “nhóm xanh”.
IV. THỜI GIAN VÀ
PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Công tác xét nghiệm thường quy
theo dịch tễ:
- Khu vực phong tỏa, khu cách ly: lấy
mẫu xét nghiệm thường quy theo quy định của Bộ Y tế; Tăng cường lấy mẫu định kỳ
tại các khu vực trên theo Công điện số 1168/CĐ-BYT ngày
8/8/2021 của Bộ Y tế về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19.
- Đối tượng nguy cơ: Người có triệu
chứng ho sốt; người sinh sống trong khu vực phong tỏa; các trường hợp người tiếp
xúc gần F1, F2 theo điều tra truy vết; người đang thực hiện
cách ly tập trung tại các khu cách ly tập trung...
- Xét nghiệm triệt để, không bỏ sót
người có triệu chứng (ho, sốt, khó thở, giảm hoặc mất vị giác/khứu giác, ...) tại
cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, hiệu thuốc,
khai báo y tế điện tử (qua các ứng dụng Bluzone, khaibaoyte...).
- Thực hiện xét nghiệm test nhanh
kháng nguyên: Đề xuất sử dụng test nhanh kháng nguyên để phát hiện sớm ca bệnh
trong các trường hợp sau:
+ Người có triệu chứng nghi mắc
COVID-19.
+ Người tiếp xúc gần F1
+ Khu cách ly tập trung F1
+ Khu vực phong tỏa.
+ Người có triệu chứng ho, sốt, khó
thở...
+ Người bệnh đến khám tại các cơ sở
khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố.
2. Xét nghiệm diện rộng có trọng
điểm (chiến dịch) đợt cao điểm từ 27/8/2021 đến 04/9/2021: Tập trung thực hiện xét nghiệm với tổng
số khoảng 200.000 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR, chia làm 02 Giai đoạn. Cụ thể:
2.1. Giai đoạn 1: Dự kiến triển khai lấy 80.000 mẫu xét nghiệm:
a) Mục tiêu: Bóc tách kịp thời các
trường hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị
theo quy định của Bộ Y tế; đánh giá lại các khu vực nguy
cơ.
b) Thời gian: từ ngày 27/8/2021 đến
30/8/2021
c) Đơn vị thực hiện:
- Trung tâm y tế các quận, huyện, thị
xã;
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội
- Các bệnh viện
công lập: Xanh Pôn, Phổi Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Hà
Đông.
d) Tổ chức thực hiện: Lựa chọn địa
bàn xã/phường nguy cơ cao tiếp giáp với các ổ dịch phức tạp;
khu tập thể cũ đông người, chật hẹp (mật độ dân số cao, nhà/ngõ chật hẹp, giao
lưu đi lại nhiều) để lấy mẫu xét nghiệm theo hình thức đại
diện hộ gia đình (dự kiến 1 -2 người/Hộ gia đình).
(Chi tiết khu vực, số lượng mẫu
xét nghiệm gửi kèm Phụ lục 1)
2.2. Giai đoạn 2: Dự kiến triển khai lấy 120.000 mẫu xét nghiệm:
a) Mục tiêu: Bóc tách kịp thời các trường
hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị theo quy định
của Bộ Y tế; Đánh giá thêm về khu vực nguy cơ, đối tượng
nguy cơ theo yêu cầu dịch tễ và đánh giá lại các khu vực nguy cơ.
b) Thời gian: từ 31/8/2021 đến
04/9/2021
c) Đơn vị thực hiện:
- Trung tâm y tế các quận, huyện, thị
xã
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội
- Các bệnh viện công lập: Xanh Pôn,
Phổi Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Hà Đông, Đức Giang, Thanh Nhàn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Khu vực nguy cơ cao (Lựa chọn địa
bàn/xã phường nguy cơ cao tiếp giáp với các ổ dịch phức tạp; khu tập thể cũ
đông người, chật hẹp (mật độ dân số cao, nhà/ngõ chật hẹp, giao lưu đi lại nhiều)
để lấy mẫu xét nghiệm theo hình thức đại diện hộ gia đình (dự kiến 1-2 người/Hộ
gia đình).
- Đối tượng nguy cơ cao (là người làm
các ngành nghề sau: shipper; người làm dịch vụ vận tải (lái xe các loại); người
làm tại các công ty cung ứng hàng hóa, thực phẩm; người
bán hàng tại chợ, siêu thị...).
(Chi tiết khu vực, số lượng mẫu
xét nghiệm gửi kèm Phụ lục 2)
2.3. Tổ chức xét nghiệm sau ngày 06/9/2021:
Ngoài việc thực hiện công tác xét
nghiệm thường quy theo dịch tễ; Tăng cường hoạt động xét nghiệm mở rộng và có
trọng tâm, trọng điểm theo đối tượng nguy cơ và theo địa bàn; tùy theo tình
hình diễn biến dịch trên địa bàn, Thành phố dự kiến xây dựng 02 kịch bản xét
nghiệm như sau:
* Kịch bản 1: Tình hình dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp tại các quận, huyện, thị xã đã có nguy cơ cao từ
trước, với các ca mắc tăng cao, phải thực hiện
phong tỏa:
Dựa vào kết quả xét nghiệm của đợt
cao điểm từ 27/8 - 04/9/2021 dự kiến ghi nhận tỷ lệ dương tính nguyên phát dưới
1% tổng số mẫu xét nghiệm (tương đương 2.000 ca bệnh), trong đó xuất hiện các
chuỗi lây nhiễm với số mắc lớn, tập trung khu trú tại một số địa phương khu vực
nội thành, vòng lây nhiễm chủ yếu là các trường hợp F1,
các trường hợp liên quan trong khu vực dân cư sinh sống và rải rác rất ít các
ca bệnh ngoại thành.
a) Mục tiêu: Đánh giá dịch tễ, bóc
tách kịp thời các trường hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị
theo quy định của Bộ Y tế khi tiến hành phong tỏa toàn bộ một số quận nội thành
và một số khu vực tại các huyện ngoại thành.
b) Thời gian: Sau ngày 06/9/2021
c) Đơn vị thực hiện:
- Trung tâm y tế các quận, huyện, thị
xã;
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội;
- Các bệnh viện, cơ sở y tế trong và
ngoài công lập của Thành phố; các bệnh viện, cơ sở y tế của Bộ, ngành Trung
ương đóng trên địa bàn Thành phố.
d) Tổ chức thực hiện:
- Dự kiến số mẫu lấy: 800.000
mẫu
- Dự kiến khu vực:
+ Khu vực nguy cơ cao: tại 12 quận,
huyện (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy,
Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín).
+ Khu vực nguy cơ: tại các quận, huyện
còn lại.
- Đối tượng nguy cơ:
+ Người hay di chuyển nhiều, người
làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng.
+ Người thường xuyên tiếp xúc với nhiều
người khác.
- Thời gian thực hiện: trong 07 ngày.
- Phương thức thực hiện: lấy theo hình
thức cuốn chiếu theo hộ gia đình, theo khu vực các nhà trọ, công
sở, nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...
(Chi tiết số lượng mẫu xét nghiệm
gửi kèm Phụ lục 3)
* Kịch bản 2: Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các quận nội thành và một số khu vực của các
huyện ngoại thành với các ca mắc lớn, phải thực hiện phong tỏa, giới nghiêm toàn Thành phố:
Kết quả xét nghiệm của đợt cao điểm từ
27/8-04/9/2021 ghi nhận tỷ lệ dương tính nguyên phát lớn hơn 1% tổng số mẫu xét
nghiệm (tương đương > 2.000 ca bệnh), trong đó xuất hiện các chuỗi lây nhiễm
với so mắc lớn tại nhiều quận, huyện, thị xã; kết quả điều tra dịch tễ, xét
nghiệm sau đó ghi nhận việc lây lan đã không khu trú ở một nhóm người nhất định,
có xu hướng lây lan rộng rãi dẫn tới việc giãn cách khu trú một vài điểm không
còn hiệu quả, phải tiếp tục giãn cách toàn Thành phố để đảm bảo phòng, chống dịch.
a) Mục tiêu: Khẩn trương, kịp thời
đánh giá dịch tễ, bóc tách các trường hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách
ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế khi tiến hành phong tỏa, giới nghiêm
toàn Thành phố
b) Thời gian: Sau ngày 06/9/2021
c) Đơn vị thực hiện:
- Trung tâm y tế các quận, huyện, thị
xã;
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội;
- Các bệnh viện, cơ sở y tế trong và
ngoài công lập của Thành phố; các bệnh viện, cơ sở y tế của
Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố; huy động hỗ trợ từ các tỉnh,
thành phố khác.
d) Tổ chức thực hiện:
- Dự kiến số mẫu lấy: 1.500.000
mẫu;
- Dự kiến khu vực:
+ Khu vực nguy cơ cao: tại 12 quận
(Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hà Đông, Ba Đình, Cầu
Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Tây Hồ).
+ Khu vực nguy cơ: tại các huyện còn
lại.
- Đối tượng nguy cơ:
+ Người hay di chuyển nhiều, người
làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng;
+ Người thường xuyên tiếp xúc với nhiều
người khác;
- Thời gian thực hiện: trong 07 ngày.
- Phương thức thực hiện: lấy theo
hình thức cuốn chiếu theo hộ gia đình, theo khu vực các nhà trọ, công sở, nhà
máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,...
(Chi tiết khu vực, số lượng mẫu
xét nghiệm gửi kèm Phụ lục 3)
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế:
- Tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế
hoạch triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng chống
dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chỉ đạo việc điều phối phân luồng
xét nghiệm cho các đơn vị y tế của Thành phố, bệnh viện tư nhân, phòng khám tư
nhân và các bệnh viện, cơ sở y tế của Bộ, ngành Trung ương
đóng trên địa bàn; chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội và các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã bảo
đảm đầy đủ điều kiện để thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm theo kế hoạch.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội:
+ Chịu trách nhiệm điều tra dịch tễ
chỉ định vùng nguy cơ, nhóm nguy cơ, số lượng mẫu xét nghiệm cần thực hiện; hướng
dẫn các đơn vị thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm theo
quy định; bảo đảm đầy đủ điều kiện để thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm theo kế hoạch;
kịp thời báo cáo Sở Y tế khi có khó khăn, vướng mắc; tổng
hợp, báo cáo tình hình thực hiện xét nghiệm trên địa bàn
Thành phố về Sở Y tế để báo cáo UBND Thành phố.
+ Là đầu mối ký hợp đồng xét nghiệm với
các đơn vị y tế tư nhân, các bệnh viện, cơ sở y tế của Bộ, ngành Trung ương
tham gia thực hiện xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng của Thành phố (nếu cần).
- Đảm bảo cung ứng sinh phẩm, hóa chất,
vật tư tiêu hao, trang bị phòng hộ...cho các đơn vị y tế công lập của Thành phố
tham gia triển khai lấy mẫu và xét nghiệm COVID-19. Đối với các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện, cơ sở y tế của Bộ, ngành Trung ương do các đơn vị thực
hiện đảm bảo cung ứng trên cơ sở hợp đồng đặt hàng xét
nghiệm.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các quận,
huyện, thị xã; phối hợp với các đơn vị y tế của Thành phố, cơ sở y tế tư nhân, cơ sở y tế của Trung ương được giao nhiệm
vụ thực hiện xét nghiệm bố trí nhân lực lấy mẫu, bàn giao mẫu theo phân luồng
xét nghiệm.
- Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn
thiện hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 của Bộ Y
tế ban hành tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học và Quyết định
số 1282/QĐ-BYT ngày 21/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời xét nghiệm
COVID-19 để được chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định
vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo không để lây nhiễm chéo trong quá trình tổ chức xét nghiệm.
2. UBND các quận, huyện, thị xã:
UBND quận, huyện, thị xã xây dựng Kế
hoạch tổ chức triển khai lấy mẫu xét nghiệm và chịu trách nhiệm toàn diện về công
tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn.
- Chỉ đạo rà soát, lập danh sách người
cần lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng theo địa bàn, khu vực cần lấy mẫu (theo Mẫu
đính kèm), huy động đối tượng xét nghiệm theo chỉ định của cơ
quan y tế đảm đúng, đủ số lượng theo kế hoạch; phân công lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, hướng dẫn người dân
thực hiện quy định về an toàn phòng, chống dịch tại khu vực lấy mẫu xét nghiệm.
- Chỉ đạo việc chuyển mẫu xét nghiệm
tới các cơ sở thực hiện xét nghiệm theo phân luồng tiếp nhận mẫu xét nghiệm.
- Huy động sự tham gia của các cấp ủy
Đảng, Chính quyền, các lực lượng địa phương như: Tổ COVID-19 cộng đồng, Tổ trưởng
dân phố/cụm dân cư, Trưởng thôn/xóm, các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên
truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện yêu cầu xét nghiệm sàng lọc
COVID-19.
- Phối hợp với Ban Quản lý các khu
Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Sở Công Thương rà soát, lập danh sách và tổ chức
lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ
sở sản xuất trên địa bàn.
- Chỉ đạo, phân công nhân lực để nhập
100% dữ liệu xét nghiệm ngay từ khi lấy mẫu và cập nhật vào hệ thống để báo cáo
về Sở Chỉ huy Thành phố theo hướng dẫn.
3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp
và chế xuất Hà Nội
Phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã
tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho công nhân trong các Khu công nghiệp; đôn đốc
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp bố trí cho công nhân thực hiện xét nghiệm
COVID-19 theo kế hoạch của chính quyền địa phương.
4. Các Sở: Công Thương, Giao thông
vận tải, Thông tin và truyền thông:
Chỉ đạo đơn vị theo lĩnh vực quản lý
như các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu, các cụm công nghiệp, chợ đầu mối,
....thực hiện việc xét nghiệm cho cán bộ, người lao động, nhân viên theo kế hoạch
của UBND quận, huyện, thị xã.
5. Sở Tài chính
- Tham mưu với UBND Thành phố thực hiện
cơ chế đặt hàng xét nghiệm đối với các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện, cơ sở
y tế của Bộ, ngành Trung ương tham gia công tác xét nghiệm COVID-19.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí triển
khai kế hoạch xét nghiệm của các đơn vị y tế công lập thuộc
Thành phố theo đề xuất của Sở Y tế trình UBND Thành phố quyết định.
- Hướng dẫn việc sử dụng, thanh, quyết
toán kinh phí cho công tác xét nghiệm COVID-19 theo quy định.
6. Đề nghị các Viện, Bệnh viện, Trường
đại học trực thuộc Bộ, ngành Trung ương, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn:
Triển khai công tác xét nghiệm
COVID-19 cho người dân trên địa bàn theo hợp đồng đặt hàng và sự điều phối của
Sở Y tế; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện xét nghiệm về Sở Y tế theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai xét
nghiệm diện rộng để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành
phố Hà Nội, đề nghị các đơn vị phối hợp triển khai thực hiện, trong quá trình
triển khai nếu có khó khăn vướng mắc báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Y tế)
để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- BCĐ Quốc gia phòng, chống
dịch COVID-19;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
- Ban Thường vụ Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- UBMTTQVN TP HN;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, các PCVP;
- Các phòng, ban trực thuộc VP;
- Lưu: VT, KGVX.
|
CHỦ TỊCH
Chu Ngọc Anh
|
PHỤ LỤC 1
DỰ KIẾN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM TỪ NGÀY
27/8/2021 ĐẾN 30/8/2021
STT
|
Quận,
huyện
|
Số
lượng mẫu dự kiến
|
Xã
phường
|
Số
lượng mẫu dự kiến
|
Dự
kiến đơn vị xét nghiệm
|
1
|
Đống
Đa
|
20.000
|
Khâm
Thiên
|
5.000
|
Bệnh
viện Phổi Hà Nội
|
Thổ
Quan
|
7.000
|
Hàng
Bột
|
8.000
|
2
|
Hà
Đông
|
5.000
|
Quang
Trung
|
5.000
|
Bệnh
viện Hà Đông
|
3
|
Hoàng
Mai
|
20.000
|
Hoàng
Liệt
|
20.000
|
Bệnh
viện Xanh Pôn
|
4
|
Thanh
Xuân
|
30.000
|
Thanh
Xuân Trung
|
10.000
|
Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội
|
Nhân
Chính
|
10.000
|
Thanh
Xuân Bắc
|
3.000
|
Hạ
Đình
|
3.000
|
Khương
Đình
|
4.000
|
5
|
Ba
Đình
|
5.000
|
Điện
Biên
|
3.000
|
Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội
|
Đội
Cấn
|
500
|
Chợ Ngọc
Hà, chợ Linh Lang, chợ Long Biên
|
1.500
|
Tổng
|
80.000
|
|
80.000
|
|
PHỤ LỤC 2
DỰ KIẾN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM TỪ NGÀY
31/8/2021 ĐẾN 04/9/2021
STT
|
Đơn
vị
|
Số
lượng mẫu dự kiến tại Khu vực nguy cơ
|
Số
lượng mẫu dự kiến Đối tượng nguy cơ
|
Tổng
cộng
|
1
|
Ba Đình
|
|
2,000
|
2,000
|
2
|
Hoàn Kiếm
|
5,000
|
2,000
|
7,000
|
3
|
Hai Bà Trưng
|
10,000
|
2,000
|
12,000
|
4
|
Đống Đa
|
10,000
|
2,000
|
12,000
|
5
|
Tây Hồ
|
5,000
|
2,000
|
7,000
|
6
|
Cầu Giấy
|
|
2,000
|
2,000
|
7
|
Thanh Xuân
|
15,000
|
2,000
|
17,000
|
8
|
Hoàng Mai
|
10,000
|
2,000
|
12,000
|
9
|
Long Biên
|
|
2,000
|
2,000
|
10
|
Nam Từ Liêm
|
5,000
|
1,000
|
6,000
|
11
|
Bắc Từ Liêm
|
|
2,000
|
2,000
|
12
|
Thanh Trì
|
10,000
|
1,000
|
11,000
|
13
|
Gia Lâm
|
|
1,000
|
1,000
|
14
|
Đông Anh
|
5,000
|
1,000
|
6,000
|
15
|
Sóc Sơn
|
|
1,000
|
1,000
|
16
|
Hà Đông
|
5,000
|
1,000
|
6,000
|
17
|
Sơn Tây
|
|
1,000
|
1,000
|
18
|
Ba Vì
|
|
1,000
|
1,000
|
19
|
Phúc Thọ
|
|
1,000
|
1,000
|
20
|
Thạch Thất
|
|
1,000
|
1,000
|
21
|
Quốc Oai
|
|
1,000
|
1,000
|
22
|
Mỹ Đức
|
|
1,000
|
1,000
|
23
|
Ứng Hòa
|
|
1,000
|
1,000
|
24
|
Thường Tín
|
|
1,000
|
1,000
|
25
|
Phú Xuyên
|
|
1,000
|
1,000
|
26
|
Mê Linh
|
|
1,000
|
1,000
|
27
|
Chương Mỹ
|
|
1,000
|
1,000
|
28
|
Đan Phượng
|
|
1,000
|
1,000
|
29
|
Hoài Đức
|
|
1,000
|
1,000
|
30
|
Thanh Oai
|
|
1,000
|
1,000
|
Tổng
|
80,000
|
40,000
|
120,000
|
Phụ lục 3: Dự kiến đề xuất mẫu xét nghiệm giai đoạn
sau ngày 06/9
* Kịch bản 1:
STT
|
Quận,
huyện, thị xã
|
Dân
số
|
Số
HGĐ dự kiến
|
Khu
vực phong tỏa
|
Khu
vực nguy cơ
|
Tổng
số đề xuất
|
1
|
Ba Đình
|
226,698
|
56,675
|
|
40,000
|
40,000
|
2
|
Ba Vì
|
301,050
|
75,263
|
|
|
|
3
|
Bắc Từ Liêm
|
345,622
|
86,406
|
|
40,000
|
40,000
|
4
|
Cầu Giấy
|
291,929
|
72,982
|
|
50,000
|
50,000
|
5
|
Chương Mỹ
|
344,227
|
86,057
|
|
|
|
6
|
Đan Phượng
|
181,884
|
45,471
|
|
|
|
7
|
Đông Anh
|
413,045
|
103,261
|
|
40,000
|
40,000
|
8
|
Đống Đa
|
373,556
|
93,389
|
40,000
|
60,000
|
100,000
|
9
|
Gia Lâm
|
287,245
|
71,811
|
|
|
|
10
|
Hà Đông
|
365,567
|
91,392
|
20,000
|
70,000
|
90,000
|
11
|
Hai Bà Trưng
|
291,538
|
72,885
|
20,000
|
60,000
|
80,000
|
12
|
Hoài Đức
|
266,816
|
66,704
|
|
|
|
13
|
Hoàn Kiếm
|
141,687
|
35,422
|
20,000
|
30,000
|
50,000
|
14
|
Hoàng Mai
|
520,845
|
130,211
|
30,000
|
80,000
|
110,000
|
15
|
Long Biên
|
331,978
|
82,995
|
|
|
|
16
|
Mê Linh
|
238,975
|
59,744
|
|
|
|
17
|
Mỹ Đức
|
209,701
|
52,425
|
|
|
|
18
|
Nam Từ Liêm
|
269,076
|
67,269
|
|
40,000
|
40,000
|
19
|
Phú Xuyên
|
227,652
|
56,913
|
|
|
|
20
|
Phúc Thọ
|
194,754
|
48,689
|
|
|
|
21
|
Quốc Oai
|
201,390
|
50,348
|
|
|
|
22
|
Sóc Sơn
|
354,811
|
88,703
|
|
|
|
23
|
Sơn Tây
|
150,472
|
37,618
|
|
|
|
24
|
Tây Hồ
|
155,831
|
38,958
|
|
20,000
|
20,000
|
25
|
Thạch Thất
|
212,372
|
53,093
|
|
|
|
26
|
Thanh Oai
|
210,471
|
52,618
|
|
|
|
27
|
Thanh Trì
|
286,659
|
71,665
|
|
30,000
|
30,000
|
28
|
Thanh Xuân
|
294,698
|
73,675
|
40,000
|
50,000
|
90,000
|
29
|
Thường Tín
|
262,222
|
65,556
|
|
20,000
|
20,000
|
30
|
Ứng Hòa
|
212,762
|
53,191
|
|
|
|
Tổng
|
8,165,533
|
2,041,383
|
170,000
|
630,000
|
800,000
|
* Kịch bản 2: Dự kiến đề xuất mẫu xét nghiệm giai đoạn sau ngày 06/9
STT
|
Quận,
huyện, thị xã
|
Dân số
|
Số
HGĐ dự kiến
|
Đối
tượng nguy cơ
|
Khu
vực nguy cơ
|
Tổng
số đề xuất
|
1
|
Ba Đình
|
226,698
|
56,675
|
20,000
|
30,000
|
50,000
|
2
|
Ba Vì
|
301,050
|
75,263
|
20,000
|
10,000
|
30,000
|
3
|
Bắc Từ Liêm
|
345,622
|
86,406
|
20,000
|
40,000
|
60,000
|
4
|
Cầu Giấy
|
291,929
|
72,982
|
20,000
|
30,000
|
50,000
|
5
|
Chương Mỹ
|
344,227
|
86,057
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
6
|
Đan Phượng
|
181,884
|
45,471
|
20,000
|
10,000
|
30,000
|
7
|
Đông Anh
|
413,045
|
103,261
|
20,000
|
50,000
|
70,000
|
8
|
Đống Đa
|
373,556
|
93,389
|
20,000
|
80,000
|
100,000
|
9
|
Gia Lâm
|
287,245
|
71,811
|
20,000
|
10,000
|
30,000
|
10
|
Hà Đông
|
365,567
|
91,392
|
20,000
|
60,000
|
80,000
|
11
|
Hai Bà Trưng
|
291,538
|
72,885
|
20,000
|
50,000
|
70,000
|
12
|
Hoài Đức
|
266,816
|
66,704
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
13
|
Hoàn Kiếm
|
141,687
|
35,422
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
14
|
Hoàng Mai
|
520,845
|
130,211
|
20,000
|
90,000
|
110,000
|
15
|
Long Biên
|
331,978
|
82,995
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
16
|
Mê Linh
|
238,975
|
59,744
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
17
|
Mỹ Đức
|
209,701
|
52,425
|
20,000
|
10,000
|
30,000
|
18
|
Nam Từ Liêm
|
269,076
|
67,269
|
20,000
|
60,000
|
80,000
|
19
|
Phú Xuyên
|
227,652
|
56,913
|
20,000
|
10,000
|
30,000
|
20
|
Phúc Thọ
|
194,754
|
48,689
|
20,000
|
10,000
|
30,000
|
21
|
Quốc Oai
|
201,390
|
50,348
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
22
|
Sóc Sơn
|
354,811
|
88,703
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
23
|
Sơn Tây
|
150,472
|
37,618
|
20,000
|
10,000
|
30,000
|
24
|
Tây Hồ
|
155,831
|
38,958
|
20,000
|
30,000
|
50,000
|
25
|
Thạch Thất
|
212,372
|
53,093
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
26
|
Thanh Oai
|
210,471
|
52,618
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
27
|
Thanh Trì
|
286,659
|
71,665
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
28
|
Thanh Xuân
|
294,698
|
73,675
|
20,000
|
80,000
|
100,000
|
29
|
Thường Tín
|
262,222
|
65,556
|
20,000
|
20,000
|
40,000
|
30
|
Ứng Hòa
|
212,762
|
53,191
|
20,000
|
10,000
|
30,000
|
Tổng
|
8,165,533
|
2,041,383
|
600,000
|
900,000
|
1,500,000
|
PHỤ LỤC BIỂU MẪU DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG LẤY MẪU
STT
|
Họ
và tên
|
Tuổi
|
Địa
chỉ (theo số nhà, thôn, xóm)
|
Nghề
nghiệp
|
Số điện thoại
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý:
Danh sánh theo từng khu vực tổ dân phố, thôn, xóm