Kế hoạch 1967/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng và triển khai hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025

Số hiệu 1967/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2024
Ngày có hiệu lực 30/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Minh Hùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1967/KH-UBND

Hải Dương, ngày 30 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 1294/QĐ-BYT ngày 19/5/2022 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025; Quyết định số 3452/QĐ-BYT ngày 06/09/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 1858/QĐ-BYT ngày 06/7/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện can thiệp phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 4505/QĐ-BYT ngày 14/12/2023 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn nội dung chi cho các hoạt động về y tế dự phòng, y tế cơ sở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Kế hoạch số 3071/KH-UBND ngày 26/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025;

Kế hoạch số 1290/KH-UBND ngày 11/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 61/TTr-SYT ngày 23/5/2024 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng và triển khai hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng và triển khai hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, cụ thể như sau:

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 của Bộ Y tế và các dự án liên quan hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (sau đây viết tắt là Chương trình GNBV), Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (sau đây viết tắt là Chương trình NTM) trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% các huyện, thị xã, thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng; triển khai hoạt động cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình GNBV và Chương trình NTM, đồng thời xây dựng kế hoạch ứng phó, can thiệp dinh dưỡng trong các tình huống khẩn cấp.

b) Phấn đấu 100% các cơ sở khám chữa bệnh thành lập khoa hoặc bộ phận dinh dưỡng phù hợp với quy mô giường bệnh; 75% bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh; 50% cán bộ làm công tác dinh dưỡng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu, năng lực triển khai hoạt động dinh dưỡng; 75% cán bộ tuyến tỉnh, tuyến huyện và 50% cán bộ tuyến xã phụ trách công tác dinh dưỡng được đào tạo, cấp chứng chỉ theo quy định.

c) 50% Trạm Y tế triển khai tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi trong gói dịch vụ cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe.

d) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 12%, thể gầy còm xuống dưới 2%.

e) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 5-18 tuổi xuống ≤ 18,5%. f) Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500 gram ≤ 2,5%; tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh đạt ≥ 75%; tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đạt ≥ 50%.

g) Giảm tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở mức dưới 5%; trẻ từ 5-18 tuổi dưới mức 24%; người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở mức dưới 20%.

h) Giảm lượng muối tiêu thụ trung bình của người dân trong độ tuổi từ 15-49 tuổi xuống dưới 8 gam/ngày.

i) Duy trì tỷ lệ phụ nữ có thai được uống bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai đạt trên 80%; tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh ở trẻ em từ 6-59 tháng tuổi xuống giảm xuống dưới 50%; > 90% hộ gia đình sử dụng muối Iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hoặc gia vị mặn có Iốt hằng ngày.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực thi chính sách

- Đẩy mạnh việc lồng ghép; đánh giá kết quả, hiệu quả; kịp thời điều chỉnh, bổ sung giải pháp, nguồn ngân sách triển khai các Chương trình, dự án, đề án tại địa phương liên quan đến hoạt động dinh dưỡng như Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Chương trình sức khỏe học đường nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam; hoạt động cải thiện dinh dưỡng trong Chương trình GNBV, Chương trình NTM; sức khỏe học đường; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam; nuôi con bằng sữa mẹ; Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025; Kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2022-2025...Trong đó chú trọng kết hợp với các biện pháp bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo.

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo triển khai Kế hoạch này tại địa phương. Chú trọng triển khai các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, đồng thời kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì ở lứa tuổi học đường và người trưởng thành. Đưa một số chỉ tiêu dinh dưỡng gắn với chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương bao gồm: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em 0 tháng tuổi 5 tuổi, từ 5 -18 tuổi (trong đó đặc biệt chú ý đến các đối tượng thuộc hộ nghèo và cận nghèo); khống chế thừa cân, béo phì ở lứa tuổi học đường, giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở các nhóm đối tượng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tình hình tuân thủ các quy định của Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2021 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất vào thực phẩm; Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện (sau đây viết tắt là Thông tư số 18/2023/TT-BYT). Kịp thời phát hiện, xử lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác dinh dưỡng (nếu có).

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ