Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2022 thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025” năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 195/KH-UBND
Ngày ban hành 15/09/2022
Ngày có hiệu lực 15/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 15 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Công văn số 3009/LĐTBXH-VPQGGN ngày 05/8/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” năm 2023 trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể như sau:

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 7 THÁNG VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2022

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

Thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời ban hành các Nghị quyết[1], Kế hoạch[2] và các chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, từ đó giải quyết kịp thời các vấn đề cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, thôn, xã và huyện nghèo về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, khám, chữa bệnh, học tập, vay vốn, cơ sở hạ tầng…

UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở đó, BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh đã ban hành Quyết định về Quy chế hoạt động của BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025[3] để triển khai thực hiện.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện Công văn số 1286/LĐTBXH-VPQGGN ngày 29/4/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 - 2025; Công văn số 102/CV-VPQGGN ngày 06/5/2022 của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh năm 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Kết quả tính đến thời điểm tháng 5/2022 như sau:

- Số hộ nghèo là 23.648 hộ với 99.834 nhân khẩu, chiếm 12,27% (tăng

138 hộ nghèo và 604 nhân khẩu, số hộ nghèo tăng 0,07% so với năm 2021);

- Số hộ cận nghèo là 23.303 hộ với 103.643 nhân khẩu, chiếm 12,09% (tăng 55 hộ cận nghèo và 354 nhân khẩu, số hộ cận nghèo tăng 0,02% so với năm 2021).

Nguyên nhân phát sinh tăng số hộ nghèo, hộ cận nghèo là do các hộ gặp rủi ro, biến cố như: người lao động tạo thu nhập chính trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt… gây mất việc làm, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp tại địa bàn một số huyện trong tỉnh nên giảm thu nhập.

Tuy số hộ nghèo tính đến giữa năm 2022 phát sinh tăng, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các giải pháp triển khai thực hiện đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh thì kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 ước giảm 3% so với năm 2021, đưa tỷ lệ hộ nghèo còn 9,2% tương đương giảm 5.785 hộ nghèo, ước đạt 100% kế hoạch đề ra.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ GIẢM NGHÈO

1. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo

Trong 7 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã cấp 248.128 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho đối tượng là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân tộc thiểu số với tổng kinh phí là 99.301 triệu đồng (trong đó 18.754 thẻ hộ nghèo, 23.013 thẻ hộ cận nghèo và 206.361 thẻ người dân tộc thiểu số).

2. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho con hộ nghèo

Trong 7 tháng đầu năm 2022, tỉnh thực hiện hỗ trợ học phí, chi phí học tập và miễn giảm học phí học kỳ II năm học 2021 - 2022 theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ cho 16.653 lượt học sinh với kinh phí là 8.038 triệu đồng. Thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ cho 29.551 học sinh với tổng số 1.797 tấn; tặng quà tết, hỗ trợ học sinh nghèo đi học từ Quỹ Vì người nghèo với tổng số tiền là 1.806,5 triệu đồng.

3. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm thực hiện, trong 7 tháng đầu năm 2022, tạo việc làm mới cho trên 11.000 lao động trên địa bàn tỉnh, đạt 68,75% kế hoạch, trong đó: Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của tỉnh cho vay 2.364 dự án với doanh số cho vay đạt 105,261 tỷ đồng, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho khoảng 3.000 lao động; trên 1.000 lao động được tạo việc làm mới từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thương mại, du lịch, phát triển doanh nghiệp của tỉnh; trên 7.000 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ngoài tỉnh. Tuyển sinh và đào tạo được 3.615 học viên trình độ sơ cấp và thường xuyên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,72%, đạt 18,6% so với kế hoạch.

4. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo

Hiện nay, nguồn kinh phí hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 chưa được Trung ương phân bổ, do đó UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo. Trong 7 tháng đầu năm 2022, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh phối hợp với Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Ban đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh triển khai hỗ trợ xây dựng được 41 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, tổng giá trị 1.830 triệu đồng.

5. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Trong 7 tháng đầu năm 2022, tỉnh chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp tiến hành thụ lý tổng số 174 vụ việc trợ giúp pháp lý (10 vụ việc tư vấn; 164 vụ việc tham gia tố tụng), trong đó số vụ việc trợ giúp pháp lý cho người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhóm người thuộc diện được trợ giúp pháp lý có khó khăn về tài chính là 132 vụ việc (chiếm 75,8% tổng số vụ việc). Đặt gia công, in 72 bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, 30.000 tờ gấp “Tìm hiểu một số quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý” và 10.000 tờ gấp “Quy định pháp luật về quyền trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính” phục vụ công tác truyền thông, thông tin về trợ giúp pháp lý. Duy trì việc viết tin, bài trên Trang thông tin điện tử của Cục Trợ giúp pháp lý, Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Báo Lạng Sơn, duy trì đường dây nóng về trợ giúp pháp lý.

Các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã kịp thời cung cấp kiến thức, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân ở các xã nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân nói chung và người dân ở các xã nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, giúp Nhân dân yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

6. Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi

Tiếp tục chỉ đạo triển khai đầy đủ các chương trình tín dụng ưu đãi. Tổng dư nợ cho vay đối với hộ nghèo đến ngày 31/7/2022 là 798,6 tỷ đồng với 14.366 hộ còn dư nợ. Nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo chủ yếu được đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng cây ăn quả, cây công nghiệp (Thông, Keo, Bạch đàn, Hồi…), hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến nông - lâm sản, kinh doanh dịch vụ nhỏ,… Việc đảm bảo vốn vay chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi đã góp phần đồng hành, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên trong cuộc sống.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ