Kế hoạch 1944/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 308/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 1944/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2018
Ngày có hiệu lực 18/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lại Xuân Lâm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1944/KH-UBND

Kon Tum, ngày 18 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 308/QĐ-TTG NGÀY 13/3/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH CẤP HUYỆN ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 308/QĐ/TTg ngày 13/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Hoạt động truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp huyện; cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu, liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Việc tổ chức quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, lưu trữ, truyền dẫn chương trình, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin thiết yếu của người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Kết hợp với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan và các nguồn tài chính hợp pháp để đạt được các mục tiêu đề ra.

2. Mục tiêu đến năm 2020

- 100% đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố được trang bị các thiết bị phục vụ việc số hóa sản xuất Chương trình phát thanh.

- 100% người làm việc tại đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- 100% đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố được trang bị hệ thống truyền thanh không dây và hoạt động thường xuyên.

- 100% đài truyền thanh cấp xã thuộc địa bàn huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp được sóng truyền thanh của đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố.

- 100% các thôn (làng), khu dân cư được trang bị cụm loa truyền thanh không dây phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền.

- Hàng tháng xây dựng ít nhất 01 chương trình phát thanh tiếng dân tộc ở địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

- Nâng cấp 50% đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố và trạm phát lại truyền thanh - truyền hình theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (Nội dung số 8 - Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở).

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tổ chức tập huấn cung cấp các thông tin chuyên đề để nâng cao nhận thức cho đội ngũ viên chức công tác tại đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, công nghệ thông tin cho đội ngũ viên chức đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ viên chức Đài truyền thanh - truyền hình huyện, thành phố để xây dựng Chương trình phát thanh tiếng dân tộc phù hợp với địa bàn.

* Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

* Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố.

* Thời gian thực hiện: Hàng năm.

2. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng

a) Đầu tư cơ sở vật chất:

[...]