Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2014 triển khai Dự án “Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2015” trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 193/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2013
Ngày có hiệu lực 31/12/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Vũ Hồng Khanh
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/KH-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2015” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 1820/QĐ-MTTW-BTT ngày 19/3/2013 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành Dự án “Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015" (sau đây gọi tắt là Dự án 6). UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Đi mới công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tquốc, các đoàn thể nhân dân, Công an các cấp và các ngành có liên quan nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa phạm tội do nguyên nhân xã hội, với trọng tâm xây dựng môi trường xã hội an toàn về an ninh trật tự ngày từ mi gia đình và cộng đồng dân cư.

- Tăng cường phối hợp giữa lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, từng bước chuyển hóa và giảm dần các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự tại cơ sở.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, Đảng viên và nhân dân về công tác phòng, chống tội phạm; đặt nhiệm vụ phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa phạm tội, phấn đấu hàng năm: Hầu hết số người vi phạm pháp luật hình sự, người chấp hành xong án phạt tù được gia đình, cộng đồng dân cư giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục; trong đó có ít nhất 60% đối tượng tiến bộ.

- Từng bước chuyển hóa và giảm dần các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự tại cơ sở. Hàng năm, mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng ít nhất một khu dân cư đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự hoặc chuyển đổi làm giảm cơ bản tình hình tội phạm tại ít nhất một khu dân cư phức tạp về an ninh, trật tự.

- Phấn đấu hết năm 2015: 100% cán bộ thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, người đứng đầu của các tổ chức thành viên Mặt trận; cán bộ các ngành có liên quan ở cấp xã; Ban công tác Mặt trận, Chi hội, Chi đoàn của các tổ chức thành viên ở cộng đồng dân cư được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm.

- Nâng cao năng lực giám sát đánh giá, quản lý điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; cơ quan Thường trực Chương trình phòng, chống tội phạm Thành phố và quận, huyện, thị xã.

2. Yêu cầu: Việc triển khai Dự án phải gắn với việc thực hiện các Dự án trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm và các chủ trương, mục tiêu, quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Thành phố trong công tác phòng, chống tội phạm.

3. Phạm vi Dự án: Thực hiện tại Mặt trận Tổ quốc các cấp; các sở, ban, ngành đoàn thThành phố Hà Nội; các cơ quan thông tin đại chúng, Công an các cấp và các phường, xã, thị trn, thôn, tổ dân phố thực hiện Dự án.

4. Đối tượng được thụ hưởng: Mặt trận Tổ quốc các cấp, Công an các cấp, các phường, xã, thị trấn, khu dân cư thực hiện Dự án; trước hết tập trung thực hiện tại một số địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm tại cộng đồng dân cư

1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động của Mặt trận Tquốc các cấp, các đoàn th nhân dân

1.1.1. Nội dung, đi tượng và địa bàn tuyên truyền, vận động

- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; tình hình, kết quả điều tra, xử lý, trn áp tội phạm. Tchức vận động nhân dân, gia đình, cơ quan, trường học, thôn, tổ dân phố ký cam kết thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm.

- Tuyên truyền gương đin hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung, phòng chống tội phạm nói riêng; gương quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, nhất là những người có quá khứ lầm lỗi nay đã tiến bộ, tích cực tham gia phong trào.

- Tập trung tuyên truyền tại các địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu s; khu vực giáp ranh.

- Những người có quá khứ lầm lỗi; những người có nguy cơ phạm tội; tái phạm tội.

1.1.2. Hình thức, biện pháp tuyên truyền, vận động: Phân loại địa bàn, phân loại đối tượng tuyên truyền, trên cơ sở đó giao cụ thể cho từng tổ chức thành viên Mặt trận thực hiện công tác tuyên truyền, với nhiều hình thức, biện pháp như:

- Tuyên truyền trên các đài, báo và các phương tiện truyền thông; xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về phòng, chống tội phạm, thiết lập đường dây nóng tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật...

- Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt khu dân cư, câu lạc bộ; các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; các cộng tác viên, tuyên truyền viên, các tổ, nhóm nòng cốt tại khu dân cư. Coi trọng vận động trực tiếp, tuyên truyền miệng đến từng gia đình, từng người dân, nhất là những người có nguy cơ phạm tội, tái phạm tội.

[...]