Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 228-KH/TU thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 187/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2024
Ngày có hiệu lực 22/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Nguyễn Tuấn Hà
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 187/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 22 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 228-KH/TU NGÀY 19/6/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 05/02/2024 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư về “Công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới” (viết tắt là Chỉ thị số 30- CT/TW); Kế hoạch số 228-KH/TU ngày 19/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư (viết tắt là Kế hoạch số 228-KH/TU), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Kế hoạch số 228-KH/TU nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

- Đổi mới phương thức quản lý, điều hành hoạt động tuyên truyền của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước gắn với công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, góp phần tạo sự thống nhất, lan tỏa nhanh nhằm góp phần tích cực trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; cổ vũ, động viên đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tích cực tham gia hoạt động như: Hội thi, trực tiếp trao đổi, phản hồi thông tin với Nhân dân,…

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chủ yếu nêu tại Chỉ thị số 30-CT/TW, Kế hoạch số 228- KH/TU, trong đó xác định rõ nhiệm vụ của mỗi cá nhân, bộ phận trong từng lĩnh vực, nhiệm vụ cần tập trung nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó phương thức, nội dung tuyên truyền miệng cần liên tục được đổi mới, sáng tạo, chính xác, kịp thời, hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức, triển khai và đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của tuyên truyền miệng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo; trong tổ chức, triển khai thực hiện phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và thường xuyên đổi mới, sáng tạo cách làm, thông tin phải chính xác, kịp thời, hiệu quả.

- Đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức chung của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về vai trò, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong công tác tuyên truyền, từ đó nâng cao trách nhiệm, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phát huy thế mạnh, hiệu quả của loại hình tuyên truyền miệng trong tình hình mới; xác định công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của chính quyền các cấp, các cơ quan đơn vị của Nhà nước và mỗi cán bộ, công chức, viên chức, thống nhất quan điểm “cả hệ thống chính trị làm công tác tuyên truyền”, “mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là một tuyên truyền viên”, trong đó lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên của các cấp, các ngành là nòng cốt.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường đối thoại; trao đổi, nắm bắt và xử lý thông tin; đề cao vai trò gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền miệng, định hướng thông tin ngay tại địa phương, đơn vị mình. Đối với chủ trương, chính sách quan trọng, người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm định hướng, phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy chế số 04-QC/TU ngày 31/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “phối hợp giữa Ban Tuyên giáo với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, nhân dân quan tâm”.

2. Thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền miệng

- Liên tục đổi mới, sáng tạo nội dung tuyên truyền miệng ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác, kịp thời; đồng thời, sử dụng các hình thức thông tin (mạng nội bộ, văn bản điện tử, mạng xã hội...) để cung cấp đầy đủ thông tin đến toàn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, địa phương với các nội dung trong lĩnh vực về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; lan tỏa những giá trị đạo đức, nhân văn, liêm chính trong Đảng và trong xã hội; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.

- Áp dụng nhiều phương thức, loại hình tuyên truyền, trong đó, kết hợp tuyên truyền trực tiếp với trực tuyến; sử dụng hình thức trực tiếp đối với lĩnh vực, vấn đề phức tạp, nhạy cảm; triển khai phối hợp giữa tuyên truyền miệng với tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương, tận dụng ưu thế của các nền tảng mạng xã hội để thực hiện công tác tuyên truyền miệng đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình chung của ngành, xã hội trước những vấn đề dư luận quan tâm để kịp thời cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận theo ngành, lĩnh vực phụ trách để tạo sự thông suốt, ổn định về tư tưởng, sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành và sự đồng thuận trong xã hội.

- Đẩy mạnh ứng dụng, phát huy hiệu quả của công nghệ thông tin trong hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên với sự kết hợp phương pháp truyền thống (thuyết trình) với các phương tiện kỹ thuật hiện đại, trình chiếu bằng hình ảnh để tăng cường tính hấp dẫn, nâng cao tính thuyết phục, hiệu quả trong công tác tuyên truyền miệng.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan kịp thời biên soạn, cung cấp tài liệu, định hướng thông tin cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, truyền thông chính sách và người phát ngôn khi triển khai các dự án quan trọng, có tác động đến cuộc sống của một phận Nhân dân (nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số) hoặc khi xuất hiện các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách; định hướng thông tin, truyền thông chính sách đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.

- Kết hợp hài hòa với cung cấp thông tin về tình hình trong nước và quốc tế, thực tiễn của địa phương, đơn vị, gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch, bảo đảm tính toàn diện, cân đối, thiết thực, sát hợp và hiệu quả trong công tác tuyên truyền miệng.

- Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp từng đối tượng người nghe, nâng cao tính thời sự, tính chiến đấu, tính thuyết phục của thông tin.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên các cấp; đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần chú trọng lựa chọn người có năng lực để giới thiệu tham gia đội ngũ Báo cáo viên các cấp; lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở xem xét, lựa chọn người có năng lực tham gia đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở; phân công, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

- Định kỳ chủ động rà soát, phối hợp tham mưu và kịp thời đề xuất bổ sung, thay thế khi có biến động để đảm bảo số lượng, tiêu chuẩn theo Quy chế hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên…

4. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát; khen thưởng về công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên

[...]