ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 183/KH-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 30 tháng 01 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Luật công chứng, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch; Quyết định số
59/2019/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định tiêu
chí và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa
bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại
Văn bản số 2409/STP-NV2 ngày 25/12/2019; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai có hiệu quả Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, Luật công chứng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch; góp phần thực
hiện chủ trương xã hội hóa công chứng, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân; bảo
đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch,
tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
b) Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp
trong việc phát triển nghề công chứng,
tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng; góp phần phát triển các tổ chức hành nghề công chứng theo hướng chuyên nghiệp, ổn định và bền vững.
2. Yêu cầu
a) Việc phát triển các tổ chức hành
nghề công chứng đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;
tạo mạng lưới rộng khắp và phân bổ hợp lý ở địa bàn các huyện, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân; tránh tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một địa bàn.
b) Việc phát triển các tổ chức hành
nghề công chứng phải đi đôi với tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; bảo đảm nguyên tắc phát triển ổn định, bền vững, không phá vỡ quy hoạch công chứng trước
đây.
c) Đề cao trách nhiệm, đảm bảo sự phối
hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành; phân công trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng
- Nội dung: Tiếp tục giới thiệu, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về công chứng, chính sách phát
triển nghề công chứng; nội dung Luật công chứng, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày
15/3/2015 của Chính phủ, Quyết định 102/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016, Quyết định
số 59/2019/QĐ-UBND ngày 09/10/2019
của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công chứng
trong xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Hội công
chứng viên
- Cơ quan phối
hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách về công chứng và hành nghề
công chứng
a) Rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến hoạt động công chứng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của địa
phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Hội công chứng viên, các tổ chức
hành nghề công chứng và cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường
xuyên
b) Bãi bỏ Quyết định số
1417/2010/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án phát
triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, Hội công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng,
cơ quan liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
3. Phát triển số lượng, nâng cao
chất lượng đội ngũ công chứng viên để tạo nguồn phát triển các tổ chức hành nghề
công chứng, đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Hội
công chứng viên
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, các tổ
chức hành nghề công chứng và cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020 và những
năm tiếp theo
4. Phát triển các tổ chức hành nghề
công chứng trên địa bàn tỉnh: Tiếp tục ổn định, củng cố
Phòng Công chứng số 1 và 06 Văn phòng công chứng đã thành lập trên địa bàn các
huyện, thành phố theo Đề án 1417 và phát triển thêm 07 Văn phòng công chứng (gồm 04 Văn phòng công chứng kế tục theo
Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm
2012 và đề xuất thêm 03 Văn phòng công chứng). Chia làm 2 giai đoạn:
a) Giai đoạn 2020 - 2022: Ổn định, củng cố các tổ chức hành nghề công chứng
hiện có và phát triển thêm 04 tổ chức hành nghề công chứng để đảm bảo tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có tổ chức hành nghề
công chứng hoạt động; cụ thể:
- Địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm: Phát triển thêm 02 Văn phòng
công chứng, trong đó có 01 Văn
phòng công chứng kế tục theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt năm 2012 và phát triển thêm 01 Văn phòng công chứng để phục vụ nhu cầu
công chứng ở khu vực các phường Bảo An - Đô Vinh, khu vực các phường Mỹ Đông -
Đông Hải và một số khu vực tiếp giáp lân cận.
- Địa bàn huyện Ninh Hải: Phát triển thêm 01 Văn phòng công chứng để
phục vụ nhu cầu công chứng ở khu vực
các xã Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải và một số khu vực tiếp giáp lân cận.
- Địa bàn huyện Bác Ái: Phát triển 01
Văn phòng công chứng kế tục theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 nhằm phục vụ nhu
cầu công chứng của Nhân dân toàn huyện.
b) Giai đoạn 2023 - 2025: Ổn định, củng cố các tổ chức hành nghề công chứng
hiện có và phát triển thêm 03 tổ chức hành nghề công chứng để phục vụ nhu cầu
công chứng của tổ chức, cá nhân, cụ thể:
- Địa bàn huyện Ninh Phước: Phát triển
thêm 01 Văn phòng công chứng để phục vụ nhu cầu công chứng ở khu vực các xã Phước
Hậu, Phước Thái, Phước Vinh, Phước Sơn và một số khu vực tiếp giáp lân cận.
- Địa bàn huyện Thuận Nam: Phát triển
thêm 01 Văn phòng công chứng kế tục
theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 nhằm phục
vụ nhu cầu công chúng ở khu vực các xã Phước Minh, Phước Diêm, Cà Ná và một số
khu vực tiếp giáp lân cận.
- Địa bàn huyện Thuận Bắc: Phát triển
thêm 01 Văn phòng công chứng kế tục
theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 nhằm phục
vụ nhu cầu công chứng ở khu vực
các xã Lợi Hải, Công Hải, Phước
Chiến và một số khu vực tiếp giáp
lân cận.
5. Xem xét, quyết định cho phép
thành lập Văn phòng công chứng
- Cơ quan chủ trì tham mưu UBND tỉnh:
Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Hội công chứng viên và cơ quan, tổ chức liên quan
- Thời gian thực hiện: Sau khi tiếp
nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn
phòng công chứng.
6. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý về công chứng và hành
nghề công chứng; nâng cao vai trò tự quản của tổ chức xã hội -
nghề nghiệp công chứng
a) Đổi mới, kiện toàn, nâng cao năng
lực của đội ngũ công chức làm công tác quản lý Nhà nước về công chứng; tăng cường
các điều kiện cần thiết khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về
công chứng và hành nghề công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ
quan liên quan
- Thời gian thực hiện: Năm 2020 và những
năm tiếp theo
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng, tổ chức hành
nghề công chứng, tập sự hành nghề công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Cục thuế tỉnh, Hội công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng và cơ
quan liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020 và những
năm tiếp theo.
c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Hội công chứng
viên.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Nội
vụ, các tổ chức hành nghề công chứng và cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trách
nhiệm của Sở Tư pháp:
a) Cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng; chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban ngành, Hội Công chứng viên, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ
quan, tổ chức liên quan thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch;
định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và Ủy ban nhân
dân tỉnh theo quy định.
b) Sau khi Chính phủ và Bộ Tư pháp
ban hành chính sách phát triển nghề công chứng theo nội dung hướng dẫn của Bộ
Tư pháp tại Văn bản số 2572/BTP-BTTP ngày 10/7/2019. Giao Sở Tư pháp có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở ngành chức năng và chính quyền địa phương
liên quan tổ chức xem xét, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung hoặc
thay thế kế hoạch này (nếu cần thiết)
cho phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trách
nhiệm của Sở Nội vụ: Phối hợp với
Sở Tư pháp thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Hội Công chứng viên; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho đội ngũ công chứng viên.
3. Trách
nhiệm của Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo
thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ,
phát triển nghề công chứng trên địa
bàn tỉnh.
4. Trách
nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn Báo Ninh Thuận, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở thực hiện việc đưa tin,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng trên phương tiện thông tin đại
chúng nhằm phát triển hoạt động công chứng theo đúng chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
5. Các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố: Phối hợp với Sở
Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
các biện pháp phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định.
6. Hội
công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng:
- Hội công chứng viên trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết của Hội
trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; định kỳ báo cáo Hiệp
hội Công chứng viên Việt Nam, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ theo quy định.
- Các tổ chức hành nghề công chứng phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch, đề xuất Sở Tư pháp các giải pháp triển khai có hiệu quả
Kế hoạch này.
7. Kinh
phí thực hiện: Ngân sách của tỉnh
bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Sở Tư pháp và các Sở, ban ngành liên quan quy định tại Kế hoạch này. Các
đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch, chủ động xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn
vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, tổng hợp,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết theo quy định pháp luật./.
Nơi nhận:
- Cục Bổ trợ tư
pháp (Bộ Tư pháp);
- Cục Công tác phía Nam (Bộ Tư pháp);
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh;
- Hội Công chứng viên tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các tổ chức hành nghề công chứng;
- VPUB: LĐ;
- Lưu: VT, TCDNC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
|