Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2016 xây dựng chuỗi cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2017 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 182/KH-UBND
Ngày ban hành 25/11/2016
Ngày có hiệu lực 25/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 182/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG CHUỖI CUNG CẤP LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM PHỤC VỤ KHU KINH TẾ NGHI SƠN NĂM 2017

Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; để tổ chc triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng chuỗi cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2017, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Xây dựng và nhân rộng các chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, đáp ng 100% yêu cầu về số lượng, chất lượng các sản phẩm lương thực, thực phẩm được giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu của toàn bộ Khu Kinh tế Nghi Sơn; đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhân rộng chuỗi cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn

a) Khảo sát, đánh giá năng lực sản xuất, kinh doanh để mở rộng các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm; lựa chọn ít 15 đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có đủ điu kiện tham gia chuỗi cung ng lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2017; trong đó tập trung lựa chọn các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như gạo, rau quả, thịt gia súc gia cầm, thủy sn để xây dựng chuỗi cung ứng theo các tiêu chí:

- Chuỗi cung cấp lúa, gạo an toàn:

Vùng sản xuất: Ưu tiên lựa chọn vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm lúa, gạo.

Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, phân phối: Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất hoặc thuê đất của các hộ nông dân để tổ chức sản xuất; lựa chọn các HTX nông nghiệp, tổ hp tác để tổ chức sản xuất đảm bảo sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm; lựa chọn ít nhất 2 - 3 doanh nghiệp xay sát, kinh doanh lúa, gạo có đủ năng lực tham gia chuỗi.

- Chuỗi cung cấp rau, củ, quả an toàn:

Vùng sản xuất: Ưu tiên lựa chọn các vùng sản xuất tập trung thuộc các đơn vị tham gia cơ chế chính sách phát triển rau an toàn tập trung của tỉnh, các vùng sản xuất tập trung đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, chứng nhận VietGAP.

Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, phân phối: Ưu tiên lựa chọn các HTX nông nghiệp, các tổ hợp tác, tổ chức, cá nhân đang thực hiện sản xuất rau, củ, quả an toàn; lựa chọn ít nhất 2-3 doanh nghiệp sơ chế, chế biến, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực tham gia chuỗi. Các cơ sở phải cam kết cải thiện điều kiện sản xuất theo tư vấn để đáp ng đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cam kết tham gia kết nối tạo thành chuỗi cung cấp.

- Chuỗi cung cấp thịt gia súc, gia cầm, trúng gia cầm an toàn:

Cơ sở sản xuất: Lựa chọn 05-07 trang trại chăn nuôi lợn an toàn; 03-05 trang trại chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trng đã được chng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận VietGAHP tham gia chuỗi cung ng.

Cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản, kinh doanh: Lựa chọn ít nhất 02 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; 02-03 doanh nghiệp bảo quản, chế biến, kinh doanh đáp ng đủ điều kiện ATTP tham gia chuỗi. Các cơ sở phải cam kết cải thiện điều kiện sản xuất theo tư vấn để đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cam kết tham gia kết nối tạo thành chuỗi cung cấp.

- Chuỗi cung cấp thủy sản an toàn:

Cơ sở sản xuất: Lựa chọn vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát ATTP; lựa chọn ít nhất 02-03 tàu cá hoặc tàu dịch vụ hậu cần có công suất máy từ 90CV trở lên đã được chng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để tham gia chuỗi cung ng.

Cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản và kinh doanh: Lựa chọn 1 - 2 doanh nghiệp sơ chế, chế biến, bo quản và kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, cam kết tham gia kết nối tạo thành chuỗi cung cấp.

b) Tổ chức xây dựng chuỗi cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn:

- Xây dựng chuỗi phải có đủ các thành phần (cơ sở sản xuất, kinh doanh) tham gia chuỗi (trồng trọt/chăn nuôi/nuôi trồng; sơ chế/giết m/chế biến; kinh doanh). Cơ sở sản xuất ban đầu (vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao; vùng sản xuất rau an toàn tập trung; vùng nuôi trồng thủy sản được kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm; vùng chăn nuôi tập trung...) và các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác phải đáp ứng được các yêu cầu về sản lượng, chủng loại lương thực, thực phẩm.

- Các sản phẩm chính theo yêu cầu của đề án (gạo; thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá rô phi, một số sản phẩm đông lạnh khác...) được cung ứng vào khu kinh tế Nghi Sơn phải có hợp đồng liên kết cung cấp nguyên liệu/hợp đồng cung cấp sản phẩm giữa các đơn vị tham gia chuỗi.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, có năng lực kinh doanh, sản phẩm đầu ra ổn định.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tự nguyện đăng ký tham gia chuỗi và cam kết thực hiện yêu cầu để sản phẩm đầu ra được xác nhận an toàn theo quy định.

c) Hỗ trợ nâng cấp, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở tham gia chuỗi theo quy định

Hỗ trợ tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ (dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường; dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở...); hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho các đơn vị tham gia chuỗi; hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, kiểm tra hiện trường, khắc phục các tồn tại; kiểm tra chứng nhận điều kiện ATTP; đánh giá, chứng nhận VietGAP, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, HACCP, ISO...; thiết kế bao bì, tem nhãn nhận diện sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi.

2. Hướng dẫn thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo chuỗi cung ứng

[...]