ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 180/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 12 tháng 5 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2023
Căn cứ Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của
UBND tỉnh về Ban hành Đề án Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến
bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây gọi tắt là
Quyết định số 831/QĐ-UBND); Kế hoạch số 322/KH-UBND ngày 30/8/2022 của UBND tỉnh
về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn
định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây
gọi tắt là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án), UBND tỉnh ban hành kế hoạch
triển khai Đề án năm 2023 với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, doanh
nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển quan hệ lao động hài
hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh, qua đó đẩy mạnh thực hiện pháp luật
lao động của người sử dụng lao động và người lao động, nhất là các doanh nghiệp
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đảm
bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên nhằm hạn chế các mâu thuẫn phát
sinh từ quan hệ lao động có nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động và đình công.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về lao động, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động
hài hòa, ổn định và tiến bộ; phát huy vai trò tham gia của tổ chức công đoàn, tổ
chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý
nhà nước về lao động để đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
3. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến
bộ trong doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của các bên; nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của người lao động; hạn chế tranh chấp lao động, không để xảy ra đình
công không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh
trong quan hệ lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường trách
nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong việc xây dựng quan hệ lao động.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tổ chức triển khai, phổ biến Quyết định số
831/QĐ-UBND, Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2023 và các văn bản pháp
luật có liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động nhằm xây dựng
quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh; kịp thời ngăn
chặn, phản bác các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ lao động.
Đơn vị thực hiện: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động,
các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các cấp và các cơ quan truyền
thông của tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2023.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
lao động, hỗ trợ và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ
trên địa bàn tỉnh
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Quý III, IV/2023.
3. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của
tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
Đơn vị thực hiện: Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, UBND các
huyện, thị xã, thành phố Huế và các doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở.
Thời gian thực hiện: Năm 2023.
4. Tăng cường các hoạt động thúc đẩy đối thoại
và thương lượng tập thể
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND các
huyện, thị xã, thành phố Huế, các doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở.
Thời gian thực hiện: Năm 2023.
5. Nâng cao năng lực và hiệu quả các thiết chế
giải quyết tranh chấp lao động
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND các
huyện, thị xã, thành phố Huế và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2023.
6. Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế ba bên
trong quan hệ lao động
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hiệp Hội
doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2023.
7. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động
Đơn vị thực hiện: Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, UBND các
huyện, thị xã, thành phố Huế và các sở, ngành có liên quan, các doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: Quý III, IV/2023.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong kế
hoạch ngân sách hàng năm của các cơ quan, địa phương theo phân cấp ngân sách
nhà nước hiện hành theo Phụ lục lộ trình, dự toán kinh phí, cơ quan thực hiện
các giải pháp của Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 831/QĐ-UBND.
2. Huy động nguồn kinh phí từ các chương trình, dự
án, đề án liên quan và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (nếu có).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh,
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan hướng
dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập
thể bảo đảm thực chất; thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng và
các chế độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế
của doanh nghiệp; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các thiết chế giải quyết tranh
chấp lao động hiệu quả, bảo đảm các tranh chấp lao động phải được giải quyết kịp
thời, đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động trong khuôn khổ pháp luật quy định;
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến
các quy định về pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật liên quan đến
đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân, người lao động, quy chế dân chủ
trong doanh nghiệp; xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến lao động và quyền
lợi hợp pháp của người lao động; không để những đối tượng lợi dụng, lôi kéo,
kích động, ép buộc người lao động gây rối an ninh, trật tự.
c) Tăng cường phối hợp, tích hợp thông tin dữ liệu
giữa các cơ quan liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao
động. Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo, kết nối cung - cầu và phát triển
thị trường lao động để các bên có cơ sở đối thoại, thương lượng.
d) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm, dạy nghề, quan hệ lao động, tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động; chỉ đạo,
hướng dẫn quy trình, thủ tục tuyển chọn hòa giải viên lao động, giải quyết kịp
thời các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để xảy ra
tranh chấp lao động kéo dài, nguy cơ dẫn đến lãn công, đình công.
2. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
a) Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
công đoàn, nhất là thực hiện chức năng đại diện công đoàn trong đối thoại,
thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động; xây dựng công đoàn thực sự là tổ chức của người
lao động; lấy sự hài lòng của người lao động là thước đo đánh giá chất lượng,
hiệu quả hoạt động công đoàn. Kịp thời phối hợp với các ngành chức năng giải
quyết tranh chấp lao động, đình công nhằm bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự
xã hội.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và
phát triển đoàn viên công đoàn tại doanh nghiệp; đẩy mạnh việc thành lập tổ chức
công đoàn tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh gắn với việc thu hút người lao động
vào hệ thống công đoàn trực thuộc. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ,
bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
c) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
trong việc xây dựng các mô hình đối thoại giữa người sử dụng lao động và người
lao động trong doanh nghiệp. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với công nhân,
người lao động, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận
xã hội, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp; kịp thời đấu tranh, phê phán,
uốn nắn nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai trái trong cán bộ, đoàn viên công
đoàn, công nhân, người lao động.
d) Thực hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công
đoàn trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
hiểm xã hội của người sử dụng lao động, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định hiện hành của Luật
Công đoàn.
3. Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh:
a) Tăng cường công tác quản lý hoạt động, thực hiện
các nhiệm vụ quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế, công
nghiệp trên địa bàn tỉnh; bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ
lao động hài hòa ổn định, giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo quy định
của pháp luật. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật cho các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế, công nghiệp trên cơ sở Kế hoạch
phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của UBND tỉnh.
b) Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, các ngành,
đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh về quy hoạch xây dựng nhà ở, nơi
sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho người lao động tại các Khu Kinh tế,
công nghiệp tỉnh; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo công tác phát
triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Đổi mới công tác xúc tiến, thu hút các nhà đầu
tư, doanh nghiệp vào địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến
khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ qua đó nhằm tạo điều kiện việc làm và
nâng cao đời sống vật chất cho người lao động.
b) Phối hợp, hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc tuân thủ các quy định về
Luật Doanh nghiệp.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán đề nghị của các cơ quan, đơn vị,
chịu trách nhiệm thẩm định, tham mưu UBND tỉnh kinh phí thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường tuyên truyền phổ biến các văn bản hướng
dẫn thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, bảo đảm
thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người sử dụng lao động và người lao động
nắm bắt và thực hiện đúng quy định.
7. Công an tỉnh
Chủ động nắm tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời
các hoạt động lợi dụng đình công để kích động, lôi kéo người lao động đình công
bất hợp pháp; không để các phần tử xấu lợi dụng để lôi kéo, kích động gây phức
tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn; xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng,
lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động ngừng làm việc, đình công, gây rối
an ninh trật tự. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp.
8. Bảo hiểm xã hội tỉnh
a) Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách
BHXH, BHYT, BHTN, nhất là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham
gia, đảm bảo cho người lao động tiếp cận được đầy đủ thông tin về chính sách bảo
hiểm. Tăng cường công tác phát triển đối tượng tham gia và giảm nợ BHXH, BHYT,
BHTN. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu, lộ trình thực
hiện BHXH cho mọi người lao động, BHYT toàn dân.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các chế độ về BHXH, BHYT,
BHTN theo quy định của pháp luật; đồng thời giải quyết kịp thời các chế độ bảo
hiểm cho đối tượng theo quy định.
9. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác
xã tỉnh
a) Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật
Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các quy định liên quan đến quan hệ lao động;
chủ động nắm bắt các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp, hợp
tác xã có liên quan đến vấn đề quan hệ lao động; đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những
tồn tại, khó khăn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm, tiền lương,
BHXH, thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
b) Thúc đẩy các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc,
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
tại doanh nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện làm
việc và chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Triển khai thực hiện các hoạt
động thiết thực nâng cao năng lực cho hiệp hội doanh nghiệp thực hiện tốt chức
năng đại diện người sử dụng lao động để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển
quan hệ lao động.
10. Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thị xã và các
huyện
a) Tích cực phối hợp với công đoàn cùng cấp, các
ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền phổ biến pháp
luật lao động đến với người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên địa
bàn; tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về lao động, theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
b) Chủ động nắm chắc tình hình và kịp thời giải quyết
các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp
lao động dẫn đến đình công; chủ động giải quyết tranh chấp lao động tập thể xảy
ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với công đoàn cùng cấp vận
động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thành lập
và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động bảo đảm đúng chức năng, nhiệm
vụ, mục đích theo quy định của pháp luật.
11. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh:
a) Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tuyển
lao động, hợp đồng lao động, trả lương, thưởng, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN,
trích nộp kinh phí công đoàn và thực hiện các chế độ, nghĩa vụ khác theo quy định,
không để xảy ra các trường hợp vi phạm về pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh;
thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, định mức
lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở cơ sở
tại nơi làm việc.
b) Hỗ trợ tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn
cơ sở, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ; phối hợp với các
tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng liên quan chăm lo cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động, giải quyết các tranh chấp lao động
ngay tại doanh nghiệp khi mới phát sinh theo đúng quy định.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý
Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và
các doanh nghiệp căn cứ vào chức năng nhiệm vụ chuyên môn và tình hình thực tế
tại đơn vị tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ trước ngày 15/11 hàng năm báo
cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện thông qua Sở Lao động -Thương binh
và Xã hội theo để tổng hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách
nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các sở, ngành, địa phương,
doanh nghiệp về các nội dung của Kế hoạch; tham mưu tổng hợp, báo cáo định kỳ
hàng năm trước ngày 30/11.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu
có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT, các Phó CT UBND tỉnh;
- Các đơn vị nêu tại mục IV;
- CVP, PCVP KGVX;
- Lưu VT, VH
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển quan hệ lao động
hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023)
STT
|
Hoạt động
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Ghi chú
|
I
|
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
lao động, hỗ trợ và phát triển quan hệ lao động
|
|
1
|
Tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án (có khen thưởng).
|
UBND Tỉnh, Sở
LĐ-TB&XH
|
Ban QL KKT, CN tỉnh,
LĐLĐ tỉnh
|
x
|
2
|
Hoạt động tập huấn cho người sử dụng lao động,
người lao động trong các loại hình doanh nghiệp về pháp luật lao động
|
Sở LĐ-TB&XH,
Ban QLKKT, CN tỉnh
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
3
|
Tăng cường năng lực đội ngũ thanh tra, kiểm tra
và hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động trong các
doanh nghiệp (đào tạo, bồi dưỡng, công tác phí).
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
4
|
Hội thi tìm hiểu pháp luật lao động, Luật Công
đoàn, chính sách BHXH, BHYT, BHTN
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Ban QL KKT, CN tỉnh,
LĐLĐ tỉnh, BHXH tỉnh
|
x
|
5
|
Hoạt động truyền thông, tuyên truyền trên báo,
đài về pháp luật lao động, quan hệ lao động, tờ rơi, tờ gấp,...
|
Sở LĐ-TB&XH,
Ban QL KKT, CN tỉnh.
|
LĐLĐ tỉnh, Các cơ quan
có liên quan
|
x
|
6
|
Tuyên truyền, truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN cho người sử dụng lao động, người lao động trong các loại hình doanh
nghiệp.
|
BHXH tỉnh
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
7
|
Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính sách BHXH, BHYT, BHTN
|
BHXH tỉnh
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
8
|
Công tác phát triển đối tượng tham gia và giảm nợ
BHXH, BHYT, BHTN
|
BHXH tỉnh
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
II
|
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của
tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
|
|
1
|
Tổ chức đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở về kiến thức
pháp luật lao động, quan hệ lao động, kỹ năng vận động, tập hợp người lao động,
kỹ năng đàm phán, thương lượng (định kỳ 2 năm/lần)
|
Liên đoàn Lao động
tỉnh
|
Các cấp công đoàn
trong tỉnh
|
x
|
2
|
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, phổ
biến pháp luật cho đoàn viên công đoàn và người lao động.
|
Liên đoàn Lao động
tỉnh
|
Các cấp công đoàn
trong tỉnh
|
x
|
3
|
Hội nghị chia sẻ kỹ năng sống, làm việc và tác
phong lao động cho công nhân lao động làm những công việc giản đơn, từ đó vận
động người lao động sống, làm việc theo pháp luật và tham gia tổ chức Công
đoàn.
|
Liên đoàn Lao động
tỉnh
|
Các cơ quan có
liên quan, Các cấp công đoàn trong tỉnh
|
x
|
III
|
Tăng cường hoạt động thúc đẩy đối thoại và
thương lượng tập thể
|
|
1
|
Vận động các doanh nghiệp cùng ngành, trong đó tập
trung vào các doanh nghiệp Dệt may, doanh nghiệp trong Khu Kinh tế, công nghiệp
tỉnh tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh
nghiệp tham gia.
|
Ban QL KKT, CN tỉnh
|
Sở LĐ-TB&XH;
LĐLĐ tỉnh; Các cơ quan có liên quan
|
x
|
2
|
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ việc
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
|
Sở LĐ-TB&XH
|
LĐLĐ tỉnh; Ban QL
KKT, CN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
|
x
|
3
|
Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đối thoại, thương lượng
tập thể cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
|
Sở LĐ-TB&XH;
LĐLĐ tỉnh
|
Ban QL KKT, CN tỉnh;
|
x
|
4
|
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, cẩm nang về đối thoại,
thương lượng cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người sử dụng lao
động.
|
Liên đoàn Lao động
tỉnh
|
Sở LĐ-TB&XH;
Ban QLKKT,CN tỉnh;
|
x
|
5
|
Tổ chức nghiên cứu, thu thập và tổng hợp thông
tin về tiền lương, thu nhập và điều kiện lao động khác ở một số nhóm doanh
nghiệp trên địa bàn các KCN.
|
Ban QL KKT, CN tỉnh
|
Sở LĐ-TB&XH;
LĐLĐ tỉnh, Các cơ quan có liên quan
|
x
|
6
|
Hội nghị công bố thông tin, số liệu về tiền
lương, thu nhập và điều kiện lao động trung bình ở một số nhóm doanh nghiệp
trong các KCN làm cơ sở cho các bên tham khảo trong quá trình đối thoại và
thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
|
Ban QL KKT, CN tỉnh
|
Sở LĐ-TB&XH;
LĐLĐ tỉnh, Các cơ quan có liên quan
|
x
|
IV
|
Nâng cao năng lực và hiệu quả các thiết chế giải
quyết tranh chấp lao động
|
|
1
|
Tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm cho các cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền trong phối hợp giải quyết tranh chấp lao động và xử lý
các cuộc ngừng việc (định kỳ).
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Ban QL KKT, CN tỉnh,
LĐLĐ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công an tỉnh
|
x
|
2
|
Phụ cấp Thư ký Hội đồng trọng tài lao động; chế độ
Trọng tài viên lao động được cử thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp lao
động; công tác phí, tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
3
|
Chế độ Hòa giải viên lao động được cử thực hiện
nhiệm vụ hòa giải; công tác phí, tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Các cơ quan có
liên quan; Hòa giải viên lao động
|
x
|
4
|
Hoạt động nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng nghiệp vụ đối Hòa giải viên lao động, Trọng tài viên lao động tại địa
phương hoặc Trung ương.
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Các cơ quan có
liên quan; Hòa giải viên lao động
|
x
|
V
|
Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế ba bên
trong quan hệ lao động
|
|
1
|
Định kỳ tổ chức các diễn đàn quan hệ lao động của
các tổ chức cấp tỉnh (định kỳ 2 năm/1 lần).
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Ban QL KKT, CN tỉnh,
LĐLĐ tỉnh; Tổ chức đại diện NSDLĐ; Các cơ quan có liên quan
|
x
|
2
|
Hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh
bạn thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp ba bên
|
Ban QL KKT, CN tỉnh
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
VI
|
Đẩy mạnh hoạt động nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho người lao động
|
|
1
|
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động.
|
Liên đoàn Lao động
tỉnh
|
Sở LĐ-TB&XH,
Ban QL KKT, CN tỉnh, các cấp công đoàn trong tỉnh
|
x
|
2
|
Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền vận
động, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người
lao động; hình thành văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu
hài hòa giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội.
|
Liên đoàn Lao động
tỉnh
|
Sở LĐ-TB&XH,
Ban QL KKT, CN tỉnh
|
x
|
VII
|
Xây dựng mô hình mẫu về các hoạt động phát triển
quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh
|
|
1
|
Xây dựng mô hình mẫu về báo cáo chuyên đề việc
tuân thủ các tiêu chuẩn lao động trên địa bàn, phục vụ yêu cầu hội nhập quốc
tế (xây dựng mẫu, khảo sát, hội nghị chia sẻ,...)
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Ban QL KKT, CN tỉnh,
LĐLĐ tỉnh
|
x
|
2
|
Xây dựng mô hình mẫu về việc vận động, hỗ trợ
thành lập công đoàn cơ sở theo hướng đa dạng hóa cách tiếp cận (xây dựng mẫu,
khảo sát, hội nghị chia sẻ,...)
|
Liên đoàn Lao động
tỉnh
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
3
|
Xây dựng mô hình mẫu về đối thoại hiệu quả và hội
nghị người lao động tại doanh nghiệp (xây dựng mẫu, khảo sát, hội nghị chia sẻ,...)
|
Liên đoàn Lao động
tỉnh
|
Sở LĐ-TB&XH,
Ban QL KKT, CN tỉnh, các cấp công đoàn trong tỉnh, Các cơ quan có liên quan
|
x
|
4
|
Xây dựng mô hình mẫu về lập hồ sơ quan hệ lao động
đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động (xây dựng mẫu, khảo
sát, hội nghị chia sẻ,...)
|
Sở LĐ-TB&XH
|
Ban QL KKT, CN tỉnh,
LĐLĐ tỉnh, Hòa giải viên lao động
|
x
|
VIII
|
Hoạt động xã hội hóa trong việc xây dựng quan
hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong
|
Các doanh nghiệp,
cơ sở SXKD
|
Các cơ quan có
liên quan
|
x
|
Ghi chú: X là tổ chức các hoạt động./.