Kế hoạch 1795/KH-SGDĐT năm 2013 về xóa mù chữ đến năm 2020 tỉnh Cà Mau

Số hiệu 1795/KH-SGDĐT
Ngày ban hành 22/08/2013
Ngày có hiệu lực 22/08/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Thanh Liêm
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH CÀ MAU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1795/KH-SGDĐT

Cà Mau, ngày 22 tháng 08 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

XÓA MÙ CHỮ ĐẾN NĂM 2020 TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020";

Căn cứ Hướng dẫn số 3428/BGDĐT-XHHT ngày 22/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020";

Thực hiện Công văn số 2375/UBND-VX ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch "Xóa mù chữ đến năm 2020", Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch "Xóa mù chữ đến năm 2020 tỉnh Cà Mau" cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Nhà nước có trách nhiệm xóa mù chữ cho những người chưa biết chữ. Mọi công dân có trách nhiệm học để biết chữ. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia công tác chống mù chữ.

- Các địa phương sử dụng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có để thực hiện công tác chống mù chữ, đồng thời huy động các lực lượng xã hội tham gia dạy xóa mù chữ theo phương châm người biết chữ dạy người chưa biết chữ.

- Mở rộng độ tuổi xóa mù chữ. Chú trọng xóa mù chữ cho các đối tượng là phụ nữ, trẻ em gái; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số và những người sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Mục tiêu

2.1. Đến năm 2015

- Độ tuổi 15 - 60: Tỷ lệ biết chữ đạt 96%, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 86%.

- Độ tuổi 15 - 35: Tỷ lệ biết chữ đạt 98%, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 88%.

- Có 80%, số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ.

- Có 85% huyện, thành phố; 80% đơn vị cấp xã đạt chuẩn chống mù chữ.

2.2. Đến năm 2020

- Độ tuổi 15 - 60: Tỷ lệ biết chữ đạt 98%, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 90%.

- Độ tuổi 15 - 35: Tỷ lệ biết chữ đạt 99%, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 92%.

- Có 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ.

- Có 100% huyện, thành phố; 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn chống mù chữ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức về công tác chống mù chữ

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân, ở mọi địa bàn dân cư trong tỉnh, nhất là các địa bàn còn nhiều người mù chữ về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đảm bảo quyền được biết chữ của mọi người đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Biết chữ quan hệ mật thiết với xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các quyền cơ bản khác, góp phần xây dựng xã hội học tập, xây dựng nông thôn mới.

- Kết hợp giữa tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng với tuyên truyền miệng, khẩu hiệu, biểu ngữ, pa nô, áp phích, phát động thi đua… Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền về công tác chống mù chữ (sách mỏng, tờ gấp, áp phích, băng rôn…).

- Đề cao trách nhiệm tuyên truyền của các tổ chức, hội, đoàn thể đến các hội viên, đoàn viên tự giác xóa mù chữ và vận động người chưa biết chữ đi học xóa mù chữ. Xóa mù chữ là giải pháp quan trọng để nâng cao trình độ và chất lượng tổ chức, hội viên, đoàn viên của các đoàn thể và lực lượng lao động xã hội.

- Gắn kết tuyên truyền chống mù chữ với việc xây dựng xã hội học tập và các phong trào thi đua của địa phương.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác chống mù chữ.

[...]