Công văn 3428/BGDĐT-GDTX thực hiện Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020" do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 3428/BGDĐT-GDTX
Ngày ban hành 22/05/2013
Ngày có hiệu lực 22/05/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Vinh Hiển
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3428/BGDĐT-GDTX
V/v: triển khai thực hiện Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020".

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2013

 

Kính gửi: Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ngày 04 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 692/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Đề án). Để việc triển khai Đề án đạt hiệu quả cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là các tỉnh) chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

1. Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục - chống mù chữ các cấp.

2. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án:

a) Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020"; căn cứ kết quả điều tra số người mù chữ, các tỉnh xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

b) Tổ chức điều tra đến tận hộ gia đình để thống kê chính xác số người mù chữ trong độ tuổi từ 15-60, phân nhóm theo địa bàn, dân tộc, giới tính, ... để phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các đoàn thể, tổ chức, cá nhân tham gia vận động các đoàn viên, hội viên chưa biết chữ ra lớp học xóa mù chữ; tham gia tổ chức lớp học và trực tiếp dạy xóa mù chữ.

c) Cùng với việc tổ chức các lớp học xóa mù chữ (lớp 1, 2, 3), tích cực mở các lớp học giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (lớp 4, 5) để củng cố bền vững kết quả biết chữ, duy trì và từng bước nâng cao chuẩn biết chữ đối với cá nhân.

d) Đối với 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và có tỷ lệ người mù chữ cao (phụ lục kèm theo), các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, cần nghiên cứu các giải pháp đặc thù như: tăng cường công tác tuyên truyền; mở rộng nhiều hình thức học xóa mù chữ phù hợp tập quán sinh hoạt của người dân tộc; tổ chức các lớp học xóa mù chữ đến tận địa bàn dân cư; phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản trong việc vận động người mù chữ ra lớp học; tăng cường giáo viên chuyên trách xóa mù chữ cho các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xây dựng chính sách của địa phương hỗ trợ người học xóa mù chữ ...

e) Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch chủ yếu từ Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo và ngân sách hỗ trợ của địa phương, đồng thời huy động thêm sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ để bổ sung cho việc thực hiện Đề án.

Nội dung chi và mức chi cho công tác chống mù chữ thực hiện theo Thông tư liên tịch số 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT, ngày 10/4/2013, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 - 2015. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư liên tịch nêu trên, các tỉnh căn cứ tình hình thực tế, có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với người dạy và người học xóa mù chữ.

3. Hằng năm, các tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án và gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Thường xuyên) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn các tỉnh triển khai thực hiện Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020". Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ về Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo địa chỉ: bà Phạm Thị Ngọc Hải - chuyên viên chính Vụ Giáo dục Thường xuyên, điện thoại 04 38683724 hoặc 0912118722.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTg Nguyễn Thiện Nhân (để b/c)
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các sở GD&ĐT (để thực hiện)
- Lưu: VT, Vụ GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 


PHỤ LỤC

TỶ LỆ NGƯỜI BIẾT CHỮ CHIA THEO GIỚI TÍNH, CÁC NHÓM TUỔI CỦA 14 TỈNH CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÓ KHĂN VÀ CÓ TỶ LỆ NGƯỜI MÙ CHỮ CAO
(Kèm theo CV số 3428/BGDĐT-GDTX, ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ GD&ĐT)

 

Tên tỉnh

Nam

Nữ

Tổng số

15-25 tuổi

15-35 tuổi

15 tuổi trở lên

36 tuổi trở lên

15-25 tuổi

15-35 tuổi

15 tuổi trở lên

36 tuổi trở lên

15-25 tuổi

15-35 tuổi

15 tuổi trở lên

36 tuổi trở lên

1

Lai Châu

86.4

80.1

73.9

62.9

60.3

51.8

44.3

32.7

73.8

66.5

59.4

47.3

2

Hà Giang

89.9

84.7

78.5

69.6

75.7

67.4

58.2

46.6

83.0

76.3

68.3

57.5

3

Điện Biên

90.1

85.5

81.8

76.1

66.2

59.6

55.3

49.0

78.2

72.5

68.4

62.1

4

Sơn La

93.8

90.6

87.8

83.5

77.8

70.5

65.1

57.5

85.9

80.7

76.4

70.1

5

Lào Cai

93.5

88.9

84.8

78.9

82.2

75.6

70.1

63.0

88.0

82.4

77.4

70.6

6

Gia Lai

92.7

91.0

87.8

83.4

87.6

82.8

75.9

67.0

90.2

86.9

81.8

75.0

7

Cao Bằng

94.3

90.1

87.6

84.7

87.7

83.1

77.5

72.1

91.2

86.7

82.5

78.0

8

Kon Tum

96.3

94.6

90.9

85.5

93.9

88.9

79.9

68.0

95.1

91.8

85.5

76.5

9

Ninh Thuận

89.8

88.6

88.7

88.8

90.9

88.1

82.8

77.0

90.3

88.3

85.7

82.5

10

Yên Bái

95.3

92.8

91.8

90.6

88.1

84.8

82.2

79.6

91.8

88.9

87.0

84.8

11

Sóc Trăng

93.1

91.4

90.1

88.3

93.9

91.3

84.1

76.8

93.5

91.4

87.0

82.1

12

Trà Vinh

95.1

93.0

91.2

89.1

94.8

91.7

83.4

75.3

94.9

92.4

87.2

81.6

13

An Giang

92.4

90.9

90.9

91.0

93.8

91.2

86.2

81.3

93.1

91.0

88.5

85.8

14

Bắc Kạn

97.4

94.9

93.3

91.4

93.9

91.7

87.0

82.2

95.7

93.4

90.2

86.6

(Nguồn: Tổng cục thống kê, tổng điều tra dân số 2009)

 

5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ