Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về bảo vệ môi trường do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 178/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2016
Ngày có hiệu lực 31/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Cầm Ngọc Minh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/KH-UBND

Sơn La, ngày 31 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ 25/CT-TTG NGÀY 31/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Triển khai Kết luận số 02-KL/TW ngày 24.6.2016 của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31.8.2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Thực hiện Thông báo số 560-TB/TU ngày 7/11/2016 Kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 02-KL/TW ngày 24.6.2016 của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31.8.2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31.8.2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự chuyn biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

II. YÊU CẦU

- Xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện và phân công tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, đưa công tác bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân. Chú ý yếu tmôi trường, phát triển kinh tế xanh, bền vững trong phát triển kinh tế. Hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức, ứng xử thân thiện với môi trường.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ môi trường. Làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương đxảy ra tình trạng ô nhim môi trường kéo dài mà không có biện pháp giải quyết, khắc phục hiệu quả. Gắn các chỉ tiêu về môi trường vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.

3. Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý nhà nước về môi trường. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán b, công chức làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã.

4. Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nhất là các nguồn thải lớn; tập trung giải quyết các vn đề môi trường khu vực đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, lưu vực sông, về bảo tn thiên nhiên và đa dạng sinh học,... Khoanh vùng, xử lý, cải tạo các khu vực bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.

5. Sử dụng hợp lý, hiệu quả, đúng mục đích nguồn chi sự nghiệp môi trường. Kết hợp tăng chi từ ngân sách nhà nước với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho bảo vệ môi trường. Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “Người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí”, coi đây là giải pháp mang tính đột phá đhuy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng từ nguồn ngân sách nhà nước.

6. Chú trọng nghiên cứu khoa học, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất và phát triển công nghệ môi trường; hạn chế phát triển mới và giảm dần các hoạt động kinh tế tiêu tốn nhiều năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, dự báo và giải quyết các vấn đề môi trường của tỉnh, tiếp cận công nghệ mới và huy động nguồn lực quốc tế cho bảo vệ môi trường.

IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Bảo vệ môi trường nông thôn và nông nghiệp

Tăng độ che phủ rừng và cải thiện môi trường rừng; tăng cường công tác vệ sinh môi trường nông thôn; tập trung hướng dẫn, đầu tư cho xã, bản hoàn thành tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh; chng xói mòn, canh tác hợp lý bảo vệ đất và tăng cường quản lý hóa chất bảo vệ thực vật.

2. Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số nhà máy: Sản xuất mía đường, chế biến cà phê, sản xuất xi măng, chế biến sắn...; quản lý tốt môi trường các doanh nghiệp công nghiệp (khí thải, nước thải, chất thải rắn, bụi, tiếng ồn). Xiết chặt quản lý môi trường các dự án thủy điện và khai thác khoáng sản; khuyến khích áp dụng các công nghệ sản xuất sạch, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất công nghiệp.

3. Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực đô thị

Tăng cưng năng lực thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải cho các đô thị; tập trung xử lý dt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do các sở y tế, trung tâm giáo dục lao động; đy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện gắn với việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt để; hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại.

4. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

- Rà soát nhu cầu lao động, bổ sung cán bộ hợp đồng hưởng lương từ nguồn sự nghiệp môi trường cho cơ quan quản lý môi trường cấp huyện, cấp xã (tại các xã có các dự án đầu tư gây ảnh hưởng lớn đến môi trường);

- Đảm bảo kinh phí sự nghiệp môi trường đáp ng được nhu cầu bảo vệ môi trường hàng năm;

[...]