Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển giao thông, vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 176/KH-UBND
Ngày ban hành 22/11/2021
Ngày có hiệu lực 22/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Văn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 176/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 22 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG, VẬN TẢI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 28/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về Chương trình phát triển giao thông, vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/HĐND ngày 30/6/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hưng Yên (lần 2);

Căn cứ Quyết định 3353/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Văn bản số 2772/SGTVT-KCHT ngày 08/11/2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển giao thông, vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển giao thông, vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu phát triển giao thông, vận tải trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 28/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về Chương trình phát triển giao thông, vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; là căn cứ để các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện phát triển giao thông, vận tải trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố và trên toàn tỉnh; phát huy vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của người dân để tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả Chương trình phát triển giao thông, vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phát triển giao thông, vận tải phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia với đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển giao thông đi trước một bước tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố xác định việc phát triển giao thông, vận tải là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị để tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, nguồn vốn đầu tư để tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền vận động phải bám sát vào mục tiêu kế hoạch đề ra, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân trong việc tổ chức thực hiện Chương trình phát triển giao thông, vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Phát triển hợp lý, bền vững hệ thống giao thông vận tải nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; Cơ bản đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch các công trình giao thông trọng điểm có vai trò động lực phát triển kinh tế, công trình tăng tính kết nối với thủ đô Hà Nội, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Bình và các tỉnh trong khu vực; chú trọng phát triển giao thông đô thị và giao thông nông thôn tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, liên hoàn, thông suốt.

Phát triển vận tải an toàn, tiện lợi với chất lượng ngày càng cao; kiềm chế, tiến tới giảm tai nạn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông, vận tải.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án phát triển mạng lưới giao thông tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác có liên quan, đảm bảo quy hoạch mạng lưới giao thông có tính liên kết vùng, kết nối giữa các tuyến đường cao tốc, quốc lộ với các tuyến đường giao thông địa phương. Nghiên cứu quy hoạch và đầu tư các tuyến kết nối với thủ đô Hà Nội, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Bình và các tỉnh trong khu vực, trong đó có kết nối với đường Vành đai V Vùng thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình và kết nối với tuyến đường bộ ven biển; quy hoạch các tuyến kết nối với các Khu công nghiệp, Ga đường sắt, Cảng thủy nội địa...; chú trọng quy hoạch và đầu tư một số tuyến kết nối ngang từ đông sang tây. Quy hoạch đường sắt đô thị (đi ngầm hoặc trên cao) tại các đô thị lớn của tỉnh. Tổ chức quy hoạch và cắm mốc quy hoạch chi tiết các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch, nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lên quốc lộ; một số tuyến đường huyện lên đường tỉnh; một số tuyến đường xã lên đường huyện. Nghiên cứu quy hoạch đầu tư xây dựng mới hệ thống bến xe, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vận tải phù hợp với quy hoạch, chiến lược vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng thực tế yêu cầu phát triển của tỉnh, bảo đảm kết nối liên hoàn với các loại hình dịch vụ vận tải của Vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, tạo động lực phát triển nhanh công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ và du lịch; đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, lưu thông hàng hóa thuận tiện, bảo đảm an toàn và trật tự an toàn giao thông.

Gắn việc phát triển giao thông, vận tải với quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa quốc gia, quy hoạch tỉnh Hưng Yên, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đảm bảo đồng bộ, thống nhất; dành quỳ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bền vững và bảo đảm hành lang an toàn giao thông; công khai quy hoạch và tổ chức cắm mốc chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông để quản lý chặt chẽ quỹ đất giao thông theo quy hoạch, đồng thời chú trọng cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về danh mục các dự án đầu tư theo hình thức PPP để kêu gọi thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng kế hoạch thực hiện với phân kỳ đầu tư cụ thể, xác định rõ các đoạn, tuyến đường, các công trình, dự án kết cấu hạ tầng giao thông cần ưu tiên đầu tư xây dựng, bảo đảm tính kết nối và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.

Trên cơ sở qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, tiếp tục đề xuất quy hoạch đối với các tuyến vận tải (tuyến buýt liên tỉnh, nội tỉnh; tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh; các tuyến vận tải khách chất lượng cao) kết nối giữa Hưng Yên với các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh; đồng thời mở mới các tuyến nội tỉnh kết nối giữa các địa phương còn khó khăn với các đô thị như thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, đô thị Văn Giang, các điểm tham quan du lịch; đặc biệt ưu tiên kết nối vận tải thủy với vận tải đường bộ, đường sắt thông qua hệ thống cảng, bến thủy nội địa, ga đường sắt, cảng cạn ICD và trung tâm Logicstic trên địa bàn tỉnh.

Về quản lý quy hoạch: Trên cơ sở quy hoạch, giao Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh và phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông để quản lý quỹ đất; tham mưu UBND tỉnh lập kế hoạch đầu tư theo quy hoạch; gắn quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải của tỉnh với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng; đánh giá, điều chỉnh khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tế.

2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

2.1. Giai đoạn 2021-2025:

2.1.1. Đường bộ:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ