Kế hoạch 174/KH-UBND 2018 triển khai Quyết định 3434/QĐ-BCT thực hiện Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2010, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 174/KH-UBND
Ngày ban hành 12/12/2018
Ngày có hiệu lực 12/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lê Thị Minh Phụng
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 174/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 3434/QĐ-BCT, NGÀY 05/9/2017, CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG, VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-CP, ngày 18/8/2017, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2010, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3434/QĐ-BCT, ngày 05/9/2017, của Bộ Công Thương, về việc ban hành kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2010, định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA

1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2012 - 2017 tăng trưởng không đều; nguyên nhân chủ yếu là do sự bất ổn về chính trị của một số nước trên thế giới, sự cạnh tranh về giá đối với các nước xuất khẩu cùng ngành hàng, sự yếu kém về năng lực quản trị của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu gạo của tỉnh vẫn chiếm vị thế khá cao (chiếm từ 10% đến 17% trong tổng sản lượng xuất khẩu cả nước) dao động từ 380.000 tấn/năm - 1.015.000 tấn/năm (phụ lục 01, 02).

2. Chất lượng, giá cả và thị trường

a) Về cơ cấu

Thời gian qua giá trị xuất khẩu gạo của tỉnh so với mặt hàng cùng loại của các nước khác vẫn ở mức thấp (giá gạo bình quân hiện tại thấp hơn Thái Lan 10 đến 15 USD/tấn); tuy nhiên cơ cấu gạo xuất khẩu được cải thiện rõ rệt thể hiện qua chất lượng gạo 5% - 10% tấm nâng từ 56,01% năm 2012 lên trên 70% năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp, người nông dân từng bước cải tiến, đổi mới đầu tư trong khâu chọn giống, chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

b) Về giá cả, chất lượng

Nhu cầu tiêu dùng gạo trên thế giới rất đa dạng với nhiều loại gạo giá khác nhau; tuy xuất khẩu gạo của tỉnh thời gian qua đạt kết quả khá cao nhưng chỉ dừng lại ở sản lượng, hiệu quả thấp thể hiện mức giá xuất khẩu bình quân thấp hơn so với mức giá bình quân của cả nước (phụ lục 2 và 3). Nguyên nhân chính là do chất lượng gạo, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho ngành gạo không đáp ứng yêu cầu, và một vấn đề đáng quan ngại là khách hàng khi mua gạo Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng đã tính dự phòng rủi ro vào giá (khả năng thực hiện hợp đồng, chính sách điều hành xuất khẩu....)

c) Thị trường xuất khẩu

Qua gần 30 năm xuất khẩu gạo, Kiên Giang đã trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo hàng đầu về lượng trong cả nước; đến nay đã mở rộng thị trường tại 23 quốc gia và vùng lãnh thổ; thị trường xuất khẩu gạo tỉnh Kiên Giang chủ yếu là ở Châu Á (Đông Nam Á, Trung Quốc) và Châu Phi (Ghana), cụ thể ước năm 2017 thị trường Châu Á chiếm 33,33%, Châu Phi chiếm 69,94%, khác chiếm 1,73% (Châu Âu, Châu Mỹ, 1,67%).

Thị trường Châu Á thực hiện các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp từ các nước nhập khẩu và một phần hợp đồng tập trung (chiếm 1 đến 2%). Khi thực hiện các hợp đồng tập trung, doanh nghiệp rất bị động về nguồn hàng, giá xuất thường là giá FOB nên ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm. Riêng đối với thị trường Trung Quốc ngoài các vấn đề trên, khi tiếp cận với thị trường này doanh nghiệp đang đối mặt với chính sách điều hành nhập khẩu (hạn ngạch nhập) và rủi ro trong thanh toán.

Thị trường Châu Phi và thị trường khác chủ yếu thực hiện các hợp đồng thương mại. Đối với phân khúc thị trường này doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về các rào cản kỹ thuật, hình thức thanh toán...

3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo

a) Những kết quả đạt được

Sản lượng sản xuất lúa trong thời gian qua tăng trưởng ổn định, tạo nguồn nguyên liệu khá đầy đủ, không những đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mà còn góp phần xuất khẩu. Cơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu của tỉnh đạt mức khá, về cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thị trường xuất khẩu gạo không ngừng được củng cố, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, tổ chức sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, từng bước thích ứng với điều kiện hiện tại của tỉnh.

b) Hạn chế, tồn tại

Diện tích sản xuất lúa còn manh mún, cơ cấu sản xuất lúa đôi lúc thiếu đồng bộ, tác phong nông nghiệp vẫn còn..., từ đó ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu. Chủng loại gạo xuất khẩu của tỉnh chưa đa dạng, chất lượng thấp, chưa có hệ thống khách hàng tin cậy, một số hợp đồng, các doanh nghiệp phải thông qua khâu trung gian nên giá thấp so với sản phẩm gạo cùng loại của một số nước xuất khẩu khác. Cơ cấu thị trường tập trung vào thị trường truyền thống, chưa chú trọng phát triển thị trường tiềm năng. Năng lực quản trị về tài chính của một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa cao, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ phía ngân hàng. Việc điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua vẫn còn một số bất cập, điều này làm cho môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, không tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Nguyên nhân hạn chế, tồn tại: Cũng như cả nước, tỉnh Kiên Giang chưa xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo dài hạn, để tận dụng những cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro từ môi trường kinh doanh hội nhập mang lại. Chưa gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa; chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm gạo đặc thù cho tỉnh theo lộ trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 942/QĐ-TTg, ngày 03/7/2017, của Thủ tướng Chính phủ, và Quyết định số 3434/QĐ-BCT, ngày 05/9/2017, của Bộ Công Thương, về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 bảo đảm đồng bộ, đúng tiến độ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và tiến trình hội nhập.

Tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị; phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu gạo với các chỉ tiêu cụ thể: Lượng, giá trị, cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho nông dân.

2. Mục tiêu cụ thể

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ