Kế hoạch 1739/KH-UBND năm 2020 về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo dự kiến áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 1739/KH-UBND
Ngày ban hành 25/09/2020
Ngày có hiệu lực 25/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1739/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 25 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ CHUẨN BỊ TỔNG ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO DỰ KIẾN ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Công văn số 3354/LĐTBXH-VPQGGN ngày 28/8/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo dự kiến áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Rà soát, xác định lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo đến thời điểm cuối năm 2020 để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 của các địa phương, cơ sở và toàn tỉnh theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;

- Chuẩn bị tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

2. Yêu cầu

- Việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đảm bảo đúng quy trình, phương pháp, đảm bảo trung thực, công khai, minh bạch công bằng, dân chủ và có sự tham gia của người dân, tạo sự đồng thuận của người dân nhằm xác định đúng đối tượng, phản ánh đúng thực trạng đời sống nhân dân địa phương.

- Điều tra viên phải là người hiểu biết tình hình dân cư tại địa bàn, trực tiếp phỏng vấn, thu thập thông tin của từng hộ và phản ánh đúng tình hình thu nhập của hộ theo các tiêu chí quy định tại phiếu điều tra. Người cung cấp thông tin là chủ hộ hoặc người hiểu và nắm được các thông tin yêu cầu của phiếu điều tra.

- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở; phải căn cứ tiêu chí chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện hành; rà soát từ khu dân cư, trc tiếp đối với từng hộ gia đình.

- Kết thúc cuộc điều tra, từng địa phương phải xác định được chính xác số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các thành viên thuộc hộ đầy đủ thông tin để theo dõi, quản lý, báo cáo cấp trên phê duyệt, công nhận; phải phân loại được hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo các tiêu chí quy định của Trung ương.

- Đảm bảo tiến độ và thời gian kết thúc cuộc rà soát, điều tra theo kế hoạch chung của tỉnh.

II. TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH

1. Đối với rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016-2020

a) Tiêu chí: Theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020.

b) Đối tượng, phạm vi, địa bàn

- Đi tượng: tất cả các hộ gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống trên địa bàn có đến thời điểm rà soát (bao gồm cả số phát sinh trong năm 2020 và số có đơn đến thời điểm rà soát nhưng chưa xử lý).

- Phạm vi: Trên địa bàn toàn tỉnh.

- Địa bàn: Thôn/bản/tổ dân phố; xã/phường/thị trấn của các huyện, thị xã, thành phố.

c) Phương pháp: Thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập (trên cơ sở phân tích kết quả thng kê và điều tra mức sống hộ gia đình, thực hiện quy đổi từ mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng sang các mức điểm stương ứng khi thực hiện rà soát và đánh giá tài sản theo quy trình ban hành tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 và Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của gia đình.

Công tác điều tra thu thập số liệu các hộ sẽ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên phải đến từng hộ để trực tiếp hỏi người cung cấp thông tin và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra.

d) Quy trình và các biểu mẫu: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 17 và Thông tư số 14, cụ thể:

Bước 1: Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát

Bước 2: Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình.

Bước 3: Tổ hp dân thống nhất kết quả rà soát.

Bước 4: Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

Bước 5: Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ