Kế hoạch 1702/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 1702/KH-UBND
Ngày ban hành 26/05/2021
Ngày có hiệu lực 26/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1702/KH-UBND

Kon Tum, ngày 26 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 (Chương trình).

Thực hiện Văn bản số 212/LĐTBXH-BĐG ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Nhằm thống nhất chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc cho người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới; Phát hiện và can thiệp, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả đối với người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.

2. Yêu cầu: Quá trình thực hiện Chương trình phải bám sát tình hình thực tế của từng đơn vị, địa phương; Thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; các ngành và địa phương và sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng bạo lực trên cơ sở giới thông qua việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- 50% trở lên người bị bạo lực trên cơ sở giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung cấp dịch vụ được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

- 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp hỗ trợ và can thiệp kịp thời bằng các hình thức khác nhau.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với các nhóm đối tượng

1.1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Chương trình và chính sách, pháp luật có liên quan nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; các sở, ban, ngành; các tổ chức đoàn thể các cấp, tổ chức và cá nhân trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

*Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, địa phương có hình thức tổ chức phù hợp.

1.2. Đổi mới, đa dạng hóa hoạt động truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cộng đồng; chú trọng sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, nam giới, trẻ em trai, thanh niên… nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong các tầng lớp Nhân dân. Xây dựng trang thông tin trên mạng xã hội và thiết lập đường dây nóng (qua tin nhắn Facebook và điện thoại) để thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của cộng đồng và kịp thời tiếp nhận, xử lý các trường hợp bạo lực trên cơ sở giới (nếu có).

* Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện thường xuyên hằng năm.

1.3. Hướng dẫn và đôn đốc tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa bạo lực trên môi trường mạng, internet, hậu quả của việc ép phụ nữ kết hôn với người nước ngoài vì lý do kinh tế và phân biệt đối xử vì lý do giới tính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong tuyên truyền xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; tổ chức các hoạt động truyền thông đối thoại trên truyền hình, mạng xã hội.

* Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện thường xuyên hằng năm.

1.4. Triển khai chiến dịch truyền thông nhân “Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”; “Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” và “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” hằng năm.

* Sở Lao động - Thương binh và Xã hội1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch2 chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương.

2. Duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình, cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

2.1. Tiếp tục duy trì hoạt động các mô hình về ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới3 và thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới4.

* Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện thường xuyên hằng năm.

2.2. Thành lập 01 mô hình cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại Trung tâm Bảo trợ và công tác xã hội tỉnh nhằm kết nối dịch vụ, can thiệp hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực.

* Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện (sau khi Trung ương có hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí thực hiện).

[...]