Kế hoạch 1679/KH-UBND khuyến nông tỉnh Ninh Thuận năm 2024

Số hiệu 1679/KH-UBND
Ngày ban hành 16/04/2024
Ngày có hiệu lực 16/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trịnh Minh Hoàng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1679/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 16 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

KHUYẾN NÔNG TỈNH NINH THUẬN NĂM 2024

Triển khai Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 27/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2024-2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch khuyến nông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2024 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo nhu cầu thực tiễn của các địa phương.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, mở rộng sản xuất các sản phẩm thiết yếu, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm nông nghiệp.

- Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, góp phần ổn định an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay. Nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả nhất là các mô hình ứng dụng công nghệ cao phục vụ xây dựng nông thôn mới.

- Phấn đấu từng bước mở rộng các mô hình có áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và cấp chứng nhận xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.

- Hỗ trợ nông - ngư dân phát triển sản xuất thông qua việc tiếp cận với các hoạt động khuyến nông, thực hiện các chương trình, dự án (mô hình, tập huấn, tham quan, hội thảo,…).

- Triển khai có hiệu quả chính sách về khuyến nông; lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng; mô hình công nghệ cao và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại cây, con giống có chất lượng tốt, năng suất cao vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tỷ trọng gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; trong đó tập trung giải pháp để xuất khẩu các sản phẩm dê, cừu, nho.

- Xây dựng mô hình theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao phục vụ chương trình chuyển đổi ứng phó với biến đổi khí hậu để nâng giá trị sản xuất/ha đất canh tác.

- Tổ chức tập huấn nhân rộng các mô hình hiệu quả: 4-6 mô hình/năm.

- Các mô hình khuyến nông đạt năng suất, chất lượng và giá trị tăng thêm tối thiểu từ 10-25% so với sản xuất truyền thống và đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Số hộ dân được tập huấn trên 1.000 lượt người/năm.

- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền đối với các nội dung trong chương trình khuyến nông để nông dân có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng, kịp thời.

- Phối hợp thành lập từ 5-7 tổ cộng đồng phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện từng vùng, theo hướng ổn định lâu dài, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (chuyển đổi trên đất sản xuất lúa kém hiệu quả; từ cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả, sản phẩm đặc sản, đặc thù của tỉnh) đạt chỉ tiêu đề ra trong năm.

2. Triển khai mô hình, dự án

a) Mô hình thâm canh cây lúa theo hướng hữu cơ

- Mục tiêu: Đưa giống lúa mới có giá trị kinh tế vào sản xuất; áp dụng quy trình canh tác cây lúa theo hướng hữu cơ nhằm giảm lượng phân hóa học trên đồng ruộng, đồng thời đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản.

- Quy mô: 3,5 ha.

- Địa điểm thực hiện: Huyện Bác Ái.

[...]