Kế hoạch 1650/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030

Số hiệu 1650/KH-UBND
Ngày ban hành 20/05/2022
Ngày có hiệu lực 20/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Dương Anh Đức
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1650/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 6689/BYT-TCDS ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế về việc tổ chức triển khai Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nội dung cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT

Ở mỗi quốc gia, người cao tuổi có vai trò và giữ vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, người cao tuổi vừa là tấm gương để các thế hệ trẻ noi theo, vừa là kho kinh nghiệm, kho tàng văn hóa nghệ thuật, giá trị truyền thống tốt đẹp. Phát huy vai trò người cao tuổi và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người cao tuổi là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và mỗi người dân Thành phố.

Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như: chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng số lượng cũng như tỷ trọng người cao tuổi trong dân số gia đang tăng nhanh tại Thành phố, người cao tuổi cũng đang phải đối diện với những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí... đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi còn bị giới hạn, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa bắt kịp với tốc độ già hóa dân số ngày càng tăng. Nhìn chung các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn phân tán, riêng lẻ, chưa mang tính hệ thống và thiếu sự lồng ghép với các chương trình khác liên quan đến người cao tuổi, về tổng thể, hạn chế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thể hiện trên một số khía cạnh: thiếu các dịch vụ chăm sóc tại nhà cho người cao tuổi; nguồn nhân lực cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn chưa được quan tâm phát triển; chất lượng chăm sóc người cao tuổi còn chưa cao; thiếu nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi già yếu neo đơn tại cộng đồng;...

Nhận thức về vị trí, vai trò của người cao tuổi thông qua việc tiếp tục phát huy truyền thống chăm lo và kính trọng người cao tuổi là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc hỗ trợ, giúp đỡ người cao tuổi được tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ thông tin, tư vấn và chăm sóc sức khỏe đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết nhằm giải quyết các yêu cầu và thách thức của xã hội ngày càng có nhiều người cao tuổi trên phạm vi toàn quốc cũng như trên địa bàn Thành phố. Việc triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân để thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Người cao tuổi năm 2009.

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

- Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi.

- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi đến năm 2030.

- Thông tư số 96/2018/TT-BTC ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ; ưu đãi tín dụng và biểu dương khen thưởng Người cao tuổi.

- Công văn số 6689/BYT-TCDS ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế về việc tổ chức triển khai Chương trình chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi đến năm 2030.

- Kế hoạch số 2347/KH-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.

2. Cơ sở thực tiễn

Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia trên thế giới với các tốc độ khác nhau. Già hóa dân số đang gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển, bao gồm các nước có nhóm dân số trẻ đông. Già hóa là một thành tựu của quá trình phát triển, nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Tuy nhiên, già hóa dân số cũng tạo ra những thách thức về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa cho các cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng trên thế giới.

Theo kết quả Tổng điều tra Dân số năm 2019 cho thấy, số người cao tuổi trên 60 tuổi của Thành phố là 841.007 cụ, chiếm tỷ lệ 9,35% trên tổng dân số. Tuổi thọ bình quân của người dân Thành phố là 76,6 tuổi, so với cả nước là 73,6 tuổi, trong khi đó, số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,39 con. Hiện nay, số người cao tuổi của Thành phố cao xếp thứ hai trong cả nước và Thành phố vẫn đang phải đối diện với thách thức về già hóa dân số. Già hóa dân số tại Thành phố chịu sự tác động sâu sắc của mức sinh thấp, mức chết thấp và tuổi thọ trung bình tăng cao.

Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo điều 12, điều 13 Luật Người cao tuổi và Thông tư số 35/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Các bệnh viện cấp thành phố đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân sự để thành lập khoa Lão. Một số bệnh viện cấp huyện đã thực hiện điều trị các bệnh lý lão học, thành lập Lão khoa kết hợp với khoa Nội. Tuy chưa đảm bảo 100% cơ sở khám, chữa bệnh triển khai được phòng khám ngoại trú và phòng điều trị nội trú dành riêng cho người cao tuổi, nhưng tất cả các đơn vị đều tổ chức khu vực tiếp nhận, khám và điều trị ưu tiên cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên theo luật quy định. Theo số liệu năm 2019, tại Thành phố có: 08/32 bệnh viện cấp thành phố thành lập khoa Lão; 02/32 bệnh viện cấp thành phố tổ chức khoa Lão khoa kết hợp 1 khoa khác; 03/23 bệnh viện cấp huyện tổ chức khoa Lão khoa kết hợp 1 khoa khác.

Hiện nay, đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng trên 820 nghìn người cao tuổi, tỷ lệ 98%. Hầu hết người cao tuổi thuộc diện hưởng lương hưu, chính sách người có công, chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, người cao tuổi là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn ... đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Tại Thành phố, hiện nay cũng đã có nhiều mô hình chăm sóc người cao tuổi được hình thành. Thành phố có 19 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập dành cho người cao tuổi (công lập: 06, ngoài công lập: 13).

Ngành dân số cũng đã triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại 118 phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố, với 118 Câu lạc bộ “Người cao tuổi giúp người cao tuổi”, với hơn 4.000 hội viên là người cao tuổi tham gia sinh hoạt và 118 Tổ tình nguyện viên với trên 1.700 người tham gia tình nguyện thực hiện chăm sóc, giúp đỡ cho người cao tuổi già yếu neo đơn tại cộng đồng.

III. MỤC TIÊU

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ