Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Số hiệu 165/KH-UBND
Ngày ban hành 30/11/2022
Ngày có hiệu lực 30/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phan Thanh Duy
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 30 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC, TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHO THIẾU NHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đổi mới trong tổ chức và hoạt động, triển khai nhiều mô hình phù hợp, thực hiện tốt vai trò khơi dậy đam mê, hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện về Đức, Trí, Th, Mỹ.

Tiếp tục xác định vai trò, nhiệm vụ quan trọng của thư viện trong xây dựng và phát triển văn hóa đọc nói chung, kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi nói riêng.

2. Yêu cầu

Các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư đúng mức, nhất là trong việc bố trí đủ quđất, nhân lực, tài nguyên thông tin và các điều kiện cần thiết khác để thư viện ở địa phương triển khai hiệu quả các hoạt động phục vụ thiếu nhi.

Trang thiết bị điện tử, đổi mới hoạt động của thư viện theo kịp phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu thực tiễn nói chung và thư viện nói riêng; phối hợp giữa thư viện trường học với các loại thư viện khác triển khai đồng bộ, thường xuyên,...

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

- Kiện toàn, củng cố và phát huy tối đa chức năng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, nhất là việc xây dựng thư viện, môi trường văn hóa đọc thân thiện và đạt chuẩn, phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với đối tượng thiếu nhi, đa dạng sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện, tăng cường sự tham gia của thiếu nhi trong các hoạt động, sự kiện khuyến đọc, trải nghiệm với sách; đẩy mạnh thư viện phục vụ lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ thiếu nhi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Bảo đảm ngân sách, quỹ đất và các điều kiện cần thiết để phát triển thư viện trên địa bàn đạt chuẩn theo quy định với trọng tâm là hệ thống thư viện công cộng, thư viện trường học; tăng đầu tư, hỗ trợ cho các thư viện công lập có vai trò quan trọng để tập trung phục vụ, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển thư viện và văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi trên địa bàn, đồng thời khuyến khích thư viện cộng đồng tham gia phục vụ thiếu nhi tại cơ sở.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là trên nền tảng công nghệ số, phát huy ưu thế của mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đi tư duy của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đọc, đặc biệt là hình thành thói quen đọc, phát triển knăng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

- Tăng cường tổ chức kết nối giữa các thư viện, cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan để huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình vào việc hình thành và duy trì thói quen đọc, nâng cao kỹ năng đọc và năng lực tiếp cận, xử lý thông tin cho thiếu nhi; chỉ đạo xây dựng, phát triển mô hình, liên kết các loại thư viện, không gian đọc, phòng đọc cơ sở trên địa bàn phù hợp với đối tượng thiếu nhi.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng xã hội học tập; từng bước xây dựng và phát triển thư viện, mô hình văn hóa đọc phù hợp với thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt (khuyết tật, mắc bệnh him nghèo, thuộc diện hộ nghèo...). Bên cạnh, tôn vinh những tấm gương ham học hỏi; nhân rộng những mô hình tt, cách làm hay, các sáng kiến ứng dụng đổi mới hoạt động thư viện trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi, đặc biệt là gắn với chuyển đổi strong lĩnh vực thư viện.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên thông thư viện, xây dựng thư viện điện tử, thư viện số, cơ sở dliệu số, sử dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ việc đọc và khai thác thông tin của thiếu nhi trong thư viện.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện đáp ứng yêu cầu của thư viện hiện đại và tính chất đặc thù đối với đối tượng thiếu nhi,...

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.

- Căn cứ nhiệm vụ được giao các đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, cụ thể theo thứ tự ưu tiên cần thiết, phát sinh hợp lý và khả năng cân đối ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Huy động từ nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong và ngoài tnh tuyên truyền về văn hóa đọc, xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng thiếu nhi; hướng dẫn ứng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số phục vụ chuyển đổi số trong thư viện.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tăng cường tuyên truyền và triển khai các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn thông tin xấu, độc trên không gian mạng có ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em.

[...]