Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành giá năm 2022 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 04/CT-UBND
Ngày ban hành 25/04/2022
Ngày có hiệu lực 25/04/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Tường Văn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Quảng Ninh, ngày 25 tháng 4 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ NĂM 2022

Triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2021, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý, điều hành giá trong trạng thái bình thường mới, ngoài thuận lợi, còn có nhiều khó khăn, thách thức và còn một số tồn tại như: Các Sở, ban ngành và UBND các địa phương chưa thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc niêm yết, kê khai giá bán hàng hóa, dịch vụ, kiểm tra các yếu tố hình thành giá đối với giá hàng hóa dịch vụ do nhà nước định giá; Việc kê khai giá của các tổ chức, cá nhân chưa có sự quan tâm, kiểm tra sát sao, nên chưa đạt hiệu quả, số lượng hồ sơ kê khai giá gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế; Việc cử cán bộ học đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn chưa được các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp quan tâm. Mặt khác, trong bối cảnh chịu tác động từ đại dịch COVID-19, nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới, trong khu vực và trong nước vẫn tiếp tục có những diễn biến mới phức tạp, có thể còn kéo dài, khó lường, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. Do vậy, công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm sẽ rất khó khăn, không thể lơ là và chủ quan.

Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại Văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10/2/2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02/3/2022 về công tác điều hành giá năm 2022 và để tăng cường công tác quản lý điều hành và bình ổn giá cả thị trường đảm bảo trật tự an toàn xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai tập trung một số biện pháp sau:

1. Khẩn trương nghiêm túc tổ chức quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ về điều hành giá năm 2022.

2. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường, nhất là lương thực, thực phẩm, xăng dầu, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất; thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch; các sản phẩm nông nghiệp; giá cước vận tải, ...; Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo giá cả thị trường theo quy định về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Đẩy mạnh thực hiện công tác kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá của các tổ chức và cá nhân theo quy định; Tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra công tác kê khai giá, niêm yết giá, bán đúng giá để đảm bảo kiểm soát được kê khai thuế, tránh thất thu ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn này cần chú trọng kiểm soát giá, cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu: thịt lợn, giá gạo, giá phân bón, xăng dầu, giá vật liệu xây dựng, giá dịch vụ vận tải, giá hàng hóa phục vụ phòng chống dịch Covid-19.

Chủ động tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá theo phạm vi, lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết; công bố công khai tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và xử lý theo quy định.

4. Chủ động rà soát việc cân đối cung - cầu hàng hóa từ cơ sở để tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát, đồng thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối hàng hóa và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết, các địa bàn xảy ra thiên tai, bão lũ, các khu vực bị cách ly, phong tỏa.

5. Các Sở chuyên ngành, UBND các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, theo quy định pháp luật về giá và các quy định có liên quan, đặc biệt khi thị trường có biến động bất thường báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo, điều hành.

6. Chủ động tổ chức, tham gia các khóa học để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ đào tạo về thẩm định giá, đáp ứng yêu cầu công tác thẩm định giá nhà nước tại cơ quan, đơn vị.

7. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá trước mắt chưa xem xét điều chỉnh tăng giá, tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, cần chủ động các phương án để có thể điều chỉnh được một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép (xây dựng các quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, các phương án thực hiện, đánh giá tác động đến mặt bằng giá và kinh tế - xã hội...);

8. Rà soát lại danh mục các mặt hàng thuộc diện đăng ký giá, kê khai giá tại Quyết định số 40/2020/QĐ-UBND ngày 01/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; chủ động đề xuất bổ sung, điều chỉnh danh mục mặt hàng thuộc diện đăng ký giá, kê khai giá để tăng cường công tác quản lý, điều hành về giá để phù hợp với tình hình mới và đảm bảo quy định pháp luật về giá.

9. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

9.1. Sở Tài chính:

- Chủ trì tổng hợp báo cáo giá cả thị trường hàng tháng của các cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện chế độ báo cáo theo đúng mẫu biểu quy định báo cáo và tham mưu Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời có giải pháp điều hành, bình ổn giá thị trường phù hợp. Cập nhập số liệu báo cáo vào phần mềm cơ sở dữ liệu giá quốc gia theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các địa phương trong công tác xây dựng, triển khai phần mềm cơ sở dữ liệu giá tại địa phương, kết nối với cơ sở dữ liệu giá quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các địa phương, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan cần tăng cường công tác xây dựng, thẩm định, ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên, các phương án giá thuộc thẩm quyền của địa phương, đảm bảo thận trọng, sát giá thị trường tránh thất thu ngân sách nhà nước.

9.2. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan: Thường xuyên theo dõi sát sao diễn biến cung cầu và giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt lương thực, thực phẩm, xăng dầu, kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phương án điều phối các nguồn hàng, biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh bùng phát; Đảm bảo đến vụ sản xuất có thể đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu phân bón, tối ưu hóa nguồn cung tại chỗ, tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh nhằm cung ứng hàng hóa ra ngoài thị trường với giá hợp lý.

- Trong tháng 4/2022, chủ trì xây dựng, thực hiện chương trình bình ổn thị trường, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ đẩy mạnh xây dựng và triển khai chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn.

- Chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính và các đơn vị, địa phương có liên quan nắm bắt hoạt động của các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh mặt hàng Gas, Khí; tăng cường kiểm tra giá các mặt hàng Gas, Khí theo diễn biến tình hình giá thế giới và giá trên thị trường trong nước. Kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá và công khai giá bán rộng rãi tới người tiêu dùng trong toàn tỉnh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, ổn định thị trường, nâng cao quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh Gas, khí và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

9.3. Cục quản lý thị trường:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường, chống sản xuất hàng giả, làm mất ổn định thị trường, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt hàng giả là lương thực, thực phẩm liên quan đến sức khỏe, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả; chống buôn lậu khi giá xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất, vật liệu xây dựng,... trong nước thấp hơn một số nước, nhất là khi Chính phủ thực hiện giảm thuế bảo vệ môi trường và các chính sách khuyến khích sản xuất.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các thương nhân mua bán thịt lợn, thức ăn chăn nuôi, phân bón nhằm tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi.

- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo 389, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các cơ quan, địa phương liên quan tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trường cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu trái phép thịt lợn hơi qua biên giới.

- Cục Quản lý thị trường, Thanh tra Thuế, Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Tài chính,... theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá, tăng cường giám sát việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết của hàng hóa, dịch vụ; Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, phí, không công khai thông tin về giá, không bán đúng giá niêm yết, các trường hợp đầu cơ, găm hàng và lợi dụng diễn biến giá xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất, vật liệu xây dựng...

9.4. Cục Hải Quan tỉnh:

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ