Kế hoạch 164/KH-UBND kiểm tra về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016

Số hiệu 164/KH-UBND
Ngày ban hành 31/08/2016
Ngày có hiệu lực 31/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 164/KH-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016

Thực hiện Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành và triển khai Kế hoạch công tác Tư pháp năm 2016 của Trung ương, Thành phố; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch kiểm tra về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố năm 2016 với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU KIỂM TRA

1. Mc đích

- Thông qua hoạt động kiểm tra nhằm đánh giá về tình hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố; kịp thời phát hiện những tồn tại, vi phạm để kịp thời chấn chnh, xử lý theo quy định, đồng thời biểu dương, khen thưởng các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hoạt động chất lượng, hiệu quả và đúng pháp luật;

- Nắm bắt, ghi nhận những phản ánh, góp ý, đề xuất của các tổ chức hành nghề luật sư đối với những vấn đề chưa hợp lý, bất cập, khó khăn khi thực hiện các quy định của pháp luật về luật sư;

- Tham mưu UBND Thành phố thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hoạt động luật sư trên địa bàn thành phố.

2. Yêu cầu

- Việc kiểm tra phải đảm bảo công khai, khách quan, minh bạch; tuân thủ theo quy định pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tổ chức được kiểm tra; bảo đảm tính bảo mật trong hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;

- Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động kiểm tra khác thuộc phạm vi, quyền hạn của các cơ quan đã được pháp luật quy định.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan, theo các nội dung cụ thể sau:

1. Việc thực hiện các quy định về đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;

2. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, thống kê;

3. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật;

4. Việc báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;

5. Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA

1. Đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư;

2. Đại diện tổ chức hành nghề luật sư được kiểm tra trình bày báo cáo đánh giá tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện theo các nội dung tại Mục II của Kế hoạch này;

3. Các thành viên của Đoàn kiểm tra (theo sự phân công của Trưởng đoàn) đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật. Đại diện tổ chức hành nghề luật sư được kiểm tra báo cáo, giải trình làm rõ những nội dung theo yêu cầu của Đoàn kim tra;

4. Lập biên bản kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư sau khi kết thúc kiểm tra.

5. Trưởng Đoàn kiểm tra kết luận kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).

Kết thúc đợt kiểm tra sẽ có Thông báo đánh giá kết quả kiểm tra đối với tổ chức hành nghề luật sư được kiểm tra.

IV. ĐOÀN KIỂM TRA, PHẠM VI, NIÊN ĐỘ KIỂM TRA

1. Thành phần Đoàn kiểm tra

- Lãnh đạo Sở Tư pháp;

[...]