Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 163/KH-UBND về trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 163/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2018
Ngày có hiệu lực 19/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 163/KH-UBND

Hà Nam, ngày 19 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Năm 2018 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc ln thứ XII; Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hà Nam ln thứ XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016-2020 của UBND tỉnh. Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và tnh Hà Nam mặc dù đạt được một số kết quthuận lợi trên nhiều mặt, kinh tế phục hồi, tăng trưởng nhưng còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Bước sang năm 2018, công tác Tư pháp tỉnh Hà Nam cần tạo những bước chuyển biến cơ bản, tích cực hơn nữa, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, thực thi pháp luật và công tác chỉ đạo, điều hành chung của tỉnh, cùng các ngành, các cấp quyết tâm triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 -2020. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch trọng tâm công tác Tư pháp năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Cng cố, nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp các cp, xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp trong sạch, vững mạnh theo hướng nâng cao đạo đức công vụ, chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác Tư pháp đphục vụ hiệu qunhiệm vụ quản lý, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác Tư pháp; thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác công tác Tư pháp năm 2018 trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 ca Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Nam lần th XIX và các Chương trình công tác ca Tnh ủy, tập trung triển khai hiệu quả Chương trình trọng tâm công tác Tư pháp năm 2018 của Bộ Tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, UBND tỉnh có liên quan để triển khai công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh đạt hiệu qu cao.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoạt động chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp

a) Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành; tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện các mục tiêu ưu tiên, tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý Ngành, phn đu hoàn thành và về đích sớm đi với nhiệm vụ công tác của ngành Tư pháp;

b) Tổ chức triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2018; sơ kết, tng kết công tác 06 tháng, cả năm để đánh giá tình hình thực hiện chương trình đã đề ra;

c) Duy trì tốt việc bám sát cơ sở, chú trọng phối hợp công tác với các địa phương; đẩy mạnh giải quyết các vướng mắc về thchế, bảo đảm triển khai kịp thời các nhiệm vụ tư pháp đặt ra;

d) Công tác chỉ đạo và điều hành vừa bám sát kế hoạch, vừa mềm do, linh hoạt trong từng việc cụ thể; lấy hiệu quả tác động kinh tế - xã hội của tnh làm thước đo đánh giá chất lượng công tác Tư pháp, chất lượng hoạt động ca các cơ quan, đơn vị trong Ngành.

2. Xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

a) Thực hiện hiệu quả Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn ban quy phạm pháp luật; Công văn số 1362/TTg-PL ngày 08/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ vviệc nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020”; Kết luận số 75-KL/TU ngày 23/11/2017 về việc tiếp tục triển khai Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 15/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác xây dựng và kiểm tra văn bản trong thời gian tiếp theo;

b) Đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh. Tập trung làm tt công tác thẩm định các dự tho văn bản quy phạm pháp luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao tính khả thi, loại bỏ các chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản. Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành mới và sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật ca tỉnh.

c) Tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch 2348/KH-UBND ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh về tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2017); tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018; thường xuyên rà soát, hệ thống hóa đối với văn bản quy phạm pháp luật của tnh trên các lĩnh vực nhằm phát hiện những quy định không phù hợp, trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, xlý văn bản theo thẩm quyền; tăng cường việc theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện.

d) Thực hiện việc xây dựng, cập nhật thông tin văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trên Hệ thng cơ sở dữ liệu quốc gia vvăn bản pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, công dân khai thác, sử dụng.

đ) Kiện toàn, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật chuyên sâu trong từng lĩnh vực; tăng cường tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ Tư pháp, cộng tác viên, cán bộ pháp chế các Sở, ngành.

e) Phối hợp với Bộ Tư pháp tchức các hoạt động, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020; đưa hoạt động tư vấn pháp lý từng bước phát huy hiệu quả; lựa chọn đối tượng và địa bàn hỗ trợ, trong đó quan tâm tới c doanh nghiệp khởi nghiệp và các địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp, các dự án đầu tư trọng điểm, chú trọng tăng cường năng lực cho doanh nghip trong việc tiếp cận, tìm hiu pháp luật.

3. Công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

a) Tổ chức triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật theo Kế hoạch s3703/KH-UBND ngày 22/12/2017 của UBND tỉnh, tập trung các lĩnh vực trọng tâm, phức tạp, có nhiu vướng mc, bất cập trong thực tiễn thi hành, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và những vấn đề dân sinh bức xúc như: Việc thực hiện thủ tục hành chính tại các Sở, ngành của tỉnh; thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính; việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh liên quan đến chế độ, chính sách của người dân, doanh nghiệp.

b) Tập trung thực hiện Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nht là đối tượng người chưa thành niên; tích cực tuyên truyền, ph biến sâu rộng pháp luật về xlý vi phạm hành chính, từng bước triển khai thực hiện đầy đ, chất lượng các nội dung của nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật xlý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

c) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về công tác theo dõi thi hành pháp luật, việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt cho đối tượng là cán bộ, công chức cấp huyện, xã và tập trung lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng...; tập trung theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính, việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, nhất là đối với các đối tượng chưa thành niên. Tiếp tục củng c, kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ, công chức của ngành Tư pháp để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở

a) Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch s2426/KH-UBND ngày 28/8/2017 về triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch ph biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua năm 2017 và năm 2018; hướng dẫn, chỉ đạo triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật gắn với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ca địa phương, nhất là vấn đề khởi nghiệp; an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và những vn đề dư luận xã hội quan tâm. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu qucông tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường; chú trọng các đối tượng đặc thù; triển khai các hoạt động hưởng ứng gn với tng kết 05 năm mô hình Ngày Pháp luật Việt Nam; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong phổ biến giáo dục pháp luật; nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường xã hội hóa các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.

b) Triển khai hiệu quả nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân nhằm thực hiện hiệu quả tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luậttrong Bộ tiêu chí quc gia về nông thôn mới. Thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi được ban hành.

[...]