Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2024 tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024-2028

Số hiệu 160/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2024
Ngày có hiệu lực 06/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Sơn Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 160/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 06 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2028

Thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-TT ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030;

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển toàn diện và bền vững;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2028 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nhằm bảo tồn các di tích đang bị xuống cấp cần được trùng tu, tôn tạo nhằm bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị tiềm năng của di tích, đáp ứng nhu cầu học tập, tham quan ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân và du khách.

b) Các đơn vị được phân cấp quản lý di tích chủ động nghiên cứu, cân đối dự toán, thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích đảm bảo các quy định tại Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật có liên quan.

c) Giúp các đơn vị trực tiếp quản lý di tích danh thắng có cơ sở để kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khai thác, phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa.

2. Yêu cầu

Định hướng ưu tiên các di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích cách mạng, di tích khảo cổ..., trên cơ sở đó lập danh mục các di tích thực hiện quy hoạch trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ 2024 - 2028 theo đúng các quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Phân bổ thời gian và ưu tiên trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp di tích, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, phục vụ nhu cầu phát triển văn hóa gắn với du lịch ở địa phương.

II. NỘI DUNG

1. Bảo quản, tu bổ, phục hồi 12 di tích quốc gia (đính kèm phụ lục 1).

2. Hỗ trợ đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi 18 di tích cấp tỉnh (đính kèm phụ lục 2).

3. Ngoài những di tích đưa vào lộ trình tu bổ theo giai đoạn nêu trên, nếu phát sinh những nguyên nhân khách quan khác gây hủy hoại di tích như: Thiên tai, hỏa hoạn...thì các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân cấp quản lý di tích có thể linh hoạt đưa vào tu sửa cấp thiết theo quy định.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện theo phân cấp quản lý di tích. Hỗ trợ kinh phí đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các hạng mục chính của di tích bị hư hại nặng nhằm chống xuống cấp các công trình xây dựng, công trình kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng dân gian (chính điện, tiền điện,...) và di tích lịch sử cách mạng. Chú trọng các di tích lịch sử - văn hóa thuận lợi cho phát triển du lịch có gắn với tín ngưỡng tâm linh của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.

2. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích giai đoạn 2024 - 2028 là 331,5 tỷ đồng, trong đó:

* Vốn đầu tư công:

- Năm 2024: Không có.

- Năm 2025: 81 tỷ.

- Năm 2026: 15 tỷ.

- Năm 2027: 20 tỷ.

- Năm 2028: 30 tỷ.

* Nguồn sự nghiệp:

- Năm 2024: 31,5 tỷ.

[...]