Kế hoạch 160/KH-BCĐTƯVSATTP triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm năm 2017 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành

Số hiệu 160/KH-BCĐTƯVSATTP
Ngày ban hành 16/02/2017
Ngày có hiệu lực 16/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm
Người ký Nguyễn Thị Kim Tiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH
TRUNG ƯƠNG VỀ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 160/KH-BCĐTƯVSATTP

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2017

Trong năm 2016, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm đã được các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương triển khai mạnh mẽ, các hoạt động thanh tra, kiểm tra đã góp phần ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần làm thị trường thực phẩm an toàn hơn; đồng thời qua công tác thanh tra, kiểm tra đã có những đề xuất giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sự cố về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm, công bố công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2017 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; đánh giá trách nhiệm đơn vị, cá nhân trong thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học và an toàn thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh đa cấp thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật.

3. Đánh giá tình hình về an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao lưu thông trên thị trường nhằm cảnh báo mối nguy và định hướng giải pháp quản lý.

4. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo).

5. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật; phát hiện những bất cập để đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

II. Yêu cầu

1. Thanh tra, kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở thực phẩm; cùng với triển khai thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, yêu cầu triển khai thanh tra, kiểm tra đột xuất theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bảo đảm kiểm soát an toàn thực phẩm thường xuyên, liên tục trong năm, tránh triển khai theo phong trào; làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và người dân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng có liên quan, tăng cường phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm các đoàn thanh tra, kiểm tra đủ mạnh nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; tránh chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng thanh tra, kiểm tra và nâng cao hiệu lực quản lý.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra năm 2017

1. Thanh tra, kiểm tra liên ngành

1.1. Tại tuyến Trung ương

Năm 2017, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai 03 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017.

- Thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017.

- Thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2017.

Trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành nêu trên, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Các đơn vị tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành bao gồm:

+ Các Bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và các Bộ, ngành chức năng có liên quan;

+ Các cơ sở kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của Bộ Y tế và các Bộ quản lý chuyên ngành, các đơn vị kỹ thuật trực thuộc các cục, tổng cục tham gia quản lý an toàn thực phẩm. Trường hợp cần thiết sẽ trưng tập các la bô khác có khả năng tham gia kiểm nghiệm an toàn thực phẩm để phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

+ Mời đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia kiểm tra theo Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ngày 30/3/2016.

1.2. Tại các địa phương

[...]