Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 159/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2021
Ngày có hiệu lực 13/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 13 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2020

+ Số xã đạt chuẩn NTM: Tính đến cuối năm 2020, toàn Tỉnh có 76/115[1] xã đã được Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Đồng thời, có 14 xã đạt từ 14 - 15 tiêu chí, 04 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí. Bên cạnh đó, ngày 29/4/2021, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số 502/QĐ-UBND-HC về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 thêm 22 xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (trong đó, có 01 xã công nhận lại - xã Thường Lạc, do đầu năm 2020 xã Thường Thới Hậu B sáp nhập với xã Thường Lạc), đạt chỉ tiêu Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020.

+ Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao: theo báo cáo của các địa phương, trong tổng số 14 xã đăng ký thực hiện xã NTM nâng cao có 05 xã đạt 19/19 tiêu chí; 08 xã đạt từ 17 - 18 tiêu chí; 01 xã đạt 14 tiêu chí. Bình quân chung số tiêu chí đạt 17,5 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, kết quả thẩm tra hồ sơ của 05 xã (Tân Nhuận Đông - huyện Châu Thành; Mỹ Đông, Thanh Mỹ - huyện Tháp Mười, Định Yên, Bình Thành - huyện Lấp Vò) tự đánh giá đạt 19 tiêu chí, cả 05 xã đều chưa đạt chuẩn xã nâng cao.

+ Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu (03 xã: Mỹ Đông, Bình Thạnh và Định Yên): Bình quân chung đạt 6 tiêu chí/xã[2].

+ Đối với đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM/đạt chuẩn huyện NTM: có 04 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ NTM (thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự và huyện Tháp Mười). Đến cuối năm 2020 có huyện Cao Lãnh và huyện Châu Thành đạt 100% số xã đạt chuẩn NTM; riêng huyện Cao Lãnh đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020.

- Chương trình OCOP: năm 2020, toàn Tỉnh có 99 sản phẩm của 42 chủ thể[3] được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao (gồm 34 sản phẩm đạt 4 sao; 65 sản phẩm đạt 3 sao). Luỹ kế, đến thời điểm hiện nay có 161 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao. Trong đó có 57 sản phẩm đạt 4 sao và 104 sản phẩm đạt 03 sao. Đặc biệt, có 03 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn đạt hạng 3 sao đầu tiên và 04 sản phẩm OCOP tiềm năng để đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia xem xét công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao[4].

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn: tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 giảm còn 1,28%, vượt chỉ tiêu kế hoạch (2,78%); 100% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt chỉ tiêu kế hoạch, 90% người dân tham gia bảo hiểm y tế, đạt chỉ tiêu kế hoạch.

- Có 115/115 xã đạt tiêu chí về Quy hoạch, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Thông tin và truyền thông, Lao động có việc làm, Giáo dục và đào tạo, Văn hoá, Quốc phòng và An ninh. Các địa phương đã tập trung hỗ trợ thành lập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, giải thể các hợp tác xã yếu kém, toàn Tỉnh có 114 xã đạt tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất.

2. Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình

Giai đoạn 2016 - 2020: toàn Tỉnh đã huy động hơn 35.294,152 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Trong đó:

- Vốn đầu tư trực tiếp Chương trình: 2.227,638 tỷ đồng, gồm:

+ Vốn Trung ương: 1.074,67 tỷ đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển 741,27 tỷ đồng, vốn sự nghiệp Trung ương 243,4 tỷ đồng, trái phiếu Chính phủ 90 tỷ đồng).

+ Ngân sách địa phương: 1.152,968 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Tỉnh 724,8 tỷ đồng và ngân sách huyện, xã 428,168 tỷ đồng.

- Vốn lồng ghép : 4.916,506 tỷ đồng.

- Vốn tín dụng (dư nợ bình quân cho vay xây dựng NTM): 26.170,2 tỷ đồng.

- Vốn huy động từ doanh nghiệp: 902,975 tỷ đồng.

- Huy động từ cộng đồng dân cư và vốn khác: 1.076,833 tỷ đồng.

(Chi tiết xem phụ lục 1 đính kèm)

3. Đánh giá chung

3.1. Mặt được

- Công tác triển khai, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền. Trong giai đoạn 2016 - 2020, với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM đã đề ra, nhiều xã diện đã phấn đấu đạt chuẩn NTM, nhiều huyện đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM.

- UBND Tỉnh, Ban Chỉ đạo Tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương về Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; các sở, ngành Tỉnh và địa phương tích cực, chủ động xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả Chương trình.

- Tiếp tục phát huy tốt hiệu quả của các mô hình phát triển, gắn kết cộng đồng như: mô hình cộng đồng dân cư quản lý xây dựng NTM, mô hình Hội quán, mô hình nhà nước cấp vật tư, người dân đóng góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình nông thôn gắn với nhu cầu sản xuất, dân sinh;...

3.2. Những hạn chế và khó khăn

- Hoạt động thông tin tuyên truyền một số địa phương còn thiếu tính sáng tạo; chậm đổi mới về nội dung và hình thức nên chưa thu hút nhiều sự quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng của người dân.

[...]