Kế hoạch 1585/KH-UBND năm 2011 tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016" trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 1585/KH-UBND
Ngày ban hành 10/11/2011
Ngày có hiệu lực 10/11/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trần Hồng Nga
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1585/KH-UBND

Hà Nam, ngày 10 tháng 11 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016" theo Quyết định số 4061/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt nội dung và tổ chức thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Xác định rõ những nội dung cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.

3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

4. Tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tạo sự đồng thuận trong xã hội về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

5. Bồi dưỡng chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao năng lực của người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung tuyên truyền, phổ biến

Tập trung tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng.

b) Nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

c) Nội dung cơ bản của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

d) Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến

a) Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách, chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo giai đoạn, hàng năm; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể xây dựng, ban hành văn bản phối hợp tuyên truyền, phổ biến, pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố ký kết và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân theo ngành, lĩnh vực, đối tượng ở địa phương.

Thời gian thực hiện: Quý I hàng năm.

b) Biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp biên soạn các tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho phù hợp, thiết thực với đối tượng, đặc thù của địa phương.

Tăng cường trang bị những tài liệu liên quan đến pháp luật phòng, chống tham nhũng cho tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016.

c) Tăng cường trách nhiệm của các Sở, ban ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố tăng cường vai trò thường trực của Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp mình. Thực hiện, kiểm tra định kỳ hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và cơ quan, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của mình tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; phát động các phong trào học tập pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng chống tham nhũng (bộ phận pháp chế của các cơ quan có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ này).

Thời gian thực hiện: Hàng năm.

[...]