Kế hoạch 158/KH-UBND 2018 thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng luới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2025

Số hiệu 158/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2018
Ngày có hiệu lực 22/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Anh Nhịn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 22 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2025 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao nâng lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện quản lý sức khỏe toàn dân, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị; giữa các cơ sở y tế trên địa bàn và với tuyến trên, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2. Mc tiêu cthể:

a) Đến năm 2020:

- Ít nhất 90% strạm y tế xã có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được tối thiểu 70% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; 85% xã, phường, thị trấn trở lên đạt tiêu chí quốc gia về y tế; phấn đấu 80% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe; hoàn thành việc đầu tư trạm y tế ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Phấn đấu 80% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc thường xuyên hoặc ít nht 02 ngày/tuần. Trên 20% bác sỹ làm việc tại trạm y tế được đào tạo kiến thức bác sỹ gia đình.

- Trên 80% trung tâm y tế thực hiện được tối thiểu 70% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện.

b) Đến năm 2025:

- 100% trạm y tế có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

- Phấn đấu 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc thường xuyên hoặc ít nhất 02 ngày/tuần. Trên 50% bác sỹ làm việc tại trạm y tế được đào tạo kiến thức bác sỹ gia đình,

- 100% trung tâm y tế thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng Iưới y tế cơ sở:

Triển khai thực hiện Đề án 966/ĐA-UBND ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc tổ chức lại hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế tỉnh Kiên Giang:

- Tổ chức thống nhất trong toàn tỉnh mô hình trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là trung tâm y tế huyện) theo quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện đầy đủ các chức năng về y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) trên địa bàn huyện là đơn vị chuyên môn thuộc trung tâm y tế huyện, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế, trong đó trạm y tế có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thực hiện phân loại các trạm y tế theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã để thực hiện công tác đầu tư, cơ chế hoạt động cho phù hợp.

2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở:

2.1. Truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe:

- Tăng cường công tác truyền thông, vận động, quán triệt, phổ biến các chủ trương đường li của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở tuyến y tế cơ sở; gn các mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động của y tế cơ sở với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương.

- Đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng để thu hút sự quan tâm, tham gia của người dân và cộng đồng; lồng ghép đưa các nội dung, thông điệp truyền thông, giáo dục và nâng cao sức khỏe vào trong các chiến dịch truyền thông, phong trào, buổi hp, mít tinh, cđộng đthu hút, lôi cuốn người dân hưởng ứng, tham gia bảo vệ sức khỏe.

- Xây dựng các nhóm thông điệp truyền thông theo các chủ đề bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện giúp người dân có đy đủ thông tin, kiến thức để thực hành, thực hiện li sng, hành vi có lợi cho sức khỏe và giúp người dân tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Đào tạo, tập huấn kỹ năng cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng tư vấn cho toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức y tế xã, phường, thị trấn, trung tâm y tế huyện.

- Đầu tư thiết bị truyền thông cơ bản cho phòng truyền thông, góc truyền thông của trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã và cho các đội truyền thông lưu động ở những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn đgiúp truyền tải, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, kiến thức phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cơ bản, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

[...]