Kế hoạch 1539/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 1539/KH-UBND
Ngày ban hành 17/05/2019
Ngày có hiệu lực 17/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1539/KH-UBND

Hải Dương, ngày 17 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020, định hướng đến 2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, đồng thời cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện Nghquyết có hiệu quả.

- Xây dựng một nền hành chính điện tử, hiện đại đồng bộ và liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã; hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, tạo môi trường làm việc minh bạch, hiệu lực, hiệu quả cao; giảm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mhướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số.

2. Yêu cầu

- Thủ trưởng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp phải xác định việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền điện tử là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên, lâu dài; là yếu tbảo đảm thực hiện thành công các khâu đột phá chiến lược, cn chú trọng, ưu tiên trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương, từ đó tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả tại cơ quan, đơn vị mình.

- Kế thừa, phát triển cơ sở hạ tầng và các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện có nhằm xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình hiện nay và xu hướng phát triển chung của đất nước và trên thế giới.

- Đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính quyền điện tử; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin với ci cách hành chính; đổi mới lề lối, phương thức làm việc xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử tnh Hải Dương đồng bộ theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ; Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiu phương tiện, thiết bị đầu cuối khác nhau.

- Chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật hiện đại, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh một cách đồng bộ đi đôi với tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; xây dựng và tổ chức triển khai hệ thống các phương án điều phối, xử lý sự cổ mất an toàn thông tin mạng theo phân cấp, bảo đảm điều phối thông suốt, xử lý theo chức năng, thẩm quyền, mức độ và phạm vi.

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, thương mại điện tử, đô thị thông minh của tỉnh; từng bước hình thành công dân điện tử để khai thác hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, đô thị thông minh và thương mại điện tử.

- Phấn đấu đạt kết quả cao về chỉ số xếp hạng Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam), qua đó tăng cường đóng góp vào kết quả xếp hạng các chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) và PAR Index (chỉ số cải cách hành chính) của tnh Hải Dương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2019-2020

- Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tập trung của tỉnh là nơi tập trung, tích hợp an toàn các kho dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trong tnh; đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; trang bị máy chủ, phần mềm nội bộ trục tích hợp LGSP, phần mềm bản quyền lõi trục tích hợp LGSP và triển khai tích hợp dịch vụ qua trục NGSP Quốc gia.

- Triển khai xây dựng, nâng cấp Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, xác định đây là hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính quyền điện tvà liên thông, chia sẻ dữ liệu; bảo đảm 100% các cơ quan nhà nước từ tỉnh tới cấp xã kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đàng, Nhà nước.

- Triển khai, nâng cấp Hệ thống truyền hình trực tuyến của tỉnh đến cấp xã nhằm rút ngắn thời gian họp.

- Triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động Hệ thống một cửa điện tử liên thông đến cấp xã; giảm thiểu ti đa sử dụng tài liệu giấy trong xử lý công việc.

- Tích hợp, kết nối Hệ thống một cửa điện tử liên thông, cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hải Dương với cổng Dịch vụ công Quốc gia thông qua cơ chế đăng nhập một lần từ cổng Dịch vụ công Quốc gia. Trong đó, tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3 đối với các sở, ngành đạt từ 80% trở lên, cấp huyện đạt từ 60% trở lên, cấp xã đạt từ 30% trở lên; tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 đối với các sở, ngành đạt từ 40% trở lên, cấp huyện đạt từ 30% trở lên, cấp xã đạt từ 10% trở lên.

- Tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh:

+ Đối với các sở, ngành: tỷ lệ dịch vụ công mức độ 3 có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công mức 3 đạt từ 50% số dịch vụ trở lên; tỷ lệ dịch vụ công mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng sdịch vụ công mức 4 đạt từ 40% số dịch vụ trở lên; tỷ lệ hồ sơ TTHC phát sinh trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ phát sinh của các TTHC đạt từ 20% trở lên; tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận hoặc trà kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) đạt từ 70% trở lên số TTHC có phát sinh hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua dịch vụ Bưu chính công ích (BCCI) đạt từ 20% trở lên;tỷ lệ mức độ giải quyết hồ sơ TTHC qua dịch vụ BCCI đạt từ 60% trở lên;

+ Đối với UBND các huyện, thành phố: tỷ lệ dịch vụ công mức độ 3 có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công mức 3 đạt từ 50% số dịch vụ trở lên; tỷ lệ dịch vụ công mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công mức 4 phải đạt từ 40% số dịch vụ trở lên; tỷ lệ hồ sơ TTHC phát sinh trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ phát sinh của các TTHC đạt từ 20% trở lên; tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận hoặc trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) phải đạt từ 70% trở lên sTTHC có phát sinh hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua dịch vụ BCCI đạt từ 20% trở lên; tỷ lệ mức độ giải quyết hồ sơ TTHC qua dịch vụ BCCI đạt từ 60% trở lên;

+ Đối với UBND các xã, phường, thị trấn: tỷ lệ dịch vụ công mức đ 3 có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công mức 3 đạt từ 25% trở lên;tỷ lệ dịch vụ công mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công mức 4 đạt từ 10% trở lên; tỷ lệ hồ sơ TTHC phát sinh trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ phát sinh của các TTHC đó đạt từ 10% trở lên.

[...]