ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 153/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
08 tháng 8 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1623/QĐ-TTG NGÀY 27/12/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT
ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2023, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa
dạng sinh học đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050” (sau đây viết tắt là Đề án);
đồng thời, theo đề nghị của Bộ Công an tại Kế hoạch số 316/KH-BCA- C05 ngày
16/6/2023 về thực hiện Đề án; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Tuyên truyền và triển khai kịp
thời, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Đề án;
chủ động rà soát các chương trình, kế hoạch của đơn vị, địa phương để lồng ghép
thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong Đề án; phát huy tối đa các nguồn lực nhằm
triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra, phù hợp với đặc
điểm, tình hình của tỉnh.
2. Yêu cầu: Các sở, ngành, đơn vị, địa
phương nâng cao ý thức trách nhiệm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực
được giao để tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Đề án và Kế hoạch này.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về
đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, hệ động
vật, thực vật, nguồn gen...
- Tham mưu, kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên
quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm
tội, vi phạm pháp luật trong bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần đảm bảo an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực,
trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; hiện đại hóa cơ sở
vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động mọi nguồn
lực phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Đổi mới hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận
thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ, bảo tồn
các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài động vật, thực vật hoang
dã nhóm IA, IIA, IB, IIB và thuộc Phụ lục I Công ước CITES. Đưa chuyên đề bảo vệ
đa dạng sinh học thành hoạt động truyền thông thường xuyên trên các phương tiện
thông tin đại chúng và giáo dục tại các nhà trường.
- Nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị cấp có thẩm quyền
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đa dạng sinh học; trong
đó, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan thực thi pháp
luật, bảo đảm thống nhất trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật
hoang dã; kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm việc nhập khẩu động vật, thực
vật hoang dã không ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học và sức khỏe con người; xử
lý nghiêm hành vi khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài
thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm. Đảm bảo tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về
tội phạm về đa dạng sinh học, kiến nghị khởi tố đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%; 100% các vụ việc có
dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học phải được khởi tố để điều tra theo quy định
của pháp luật. Nâng cao tỷ lệ xử lý đối với các hành vi gây tác động xấu tới đa
dạng sinh học, đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách trực tiếp thực
hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan
đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học được đào tạo, tập huấn kiến thức,
nghiệp vụ chuyên sâu. Xây dựng, củng cố đội ngũ giám định viên và cán bộ làm
công tác định giá trong lĩnh vực này đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng
yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phương tiện, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tập
trung đầu tư xây dựng hệ thống kiểm định, phân tích, xử lý thông tin hiện đại
phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác
bảo vệ đa dạng sinh học; thường xuyên phối hợp với các tỉnh giáp ranh trong
công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm về bảo vệ đa dạng sinh học.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn tỉnh cho
các hệ sinh thái (trên cạn, đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ
biển), loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài bị đe dọa,
loài đặc hữu; loài ngoại lai xâm hại; nguồn gen.
2. Đối tượng: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, bảo tồn, sử dụng hệ sinh thái
(trên cạn, đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển), loài
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài bị đe dọa, loài đặc hữu;
loài ngoại lai xâm hại; nguồn gen...
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG
TÂM
1. Nâng cao nhận thức, ý thức
trách nhiệm ủa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về
đa dạng sinh học
- Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản quy phạm
pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học; nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm của các tỉnh, thành trong cả nước, nước ngoài về bảo tồn và quản lý đa dạng
sinh học; đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản lý, bảo tồn và
sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
- Đổi mới công tác tuyên truyền về phòng, chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng
sinh học, vận động các tổ chức, cá nhân và người dân kịp thời lên án, đấu
tranh, phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường, thiên
nhiên; bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các loài hoang dã làm trang sức, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh... Công khai thông tin về kết quả xử lý tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học
theo quy định của pháp luật; tôn vinh các tấm gương, mô hình hoạt động hiệu quả
về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các điển hình tiên tiến trong
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm
trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ chuyên sâu cho các lực lượng chức năng liên quan đến quản lý, bảo tồn đa dạng
sinh học; tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về bảo vệ đa dạng
sinh học cho người dân, nhất là người có uy tín trong xã hội và đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch để làm hạt nhân tuyên truyền đến mọi tầng lớp) xã hội.
2. Tham mưu, kiến nghị cấp có
thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học
Các sở, ngành, đơn vị, địa phương theo chức năng,
nhiệm vụ tiến hành rà soát, thực hiện tổng kết việc thi hành các văn bản quy phạm
pháp luật về xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học để kịp thời tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; triển khai thực hiện hiệu quả Quy
chế phối hợp liên ngành trong xử lý vi phạm hành chính về đa dạng sinh học (sau
khi Quy chế được các ngành Trung ương ban hành).
3. Tăng cường công tác phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo
vệ đa dạng sinh học
- Chủ động nắm chắc tình hình tội phạm và các vi phạm
pháp luật liên quan đến đa dạng sinh học trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng
điểm; kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, làm rõ nguyên nhân
và điều kiện phát sinh tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học để áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng
ngừa.
- Thường xuyên rà soát, xác định các địa bàn, tuyến
trọng điểm về tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ
đa dạng sinh học; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và người
dân ở cơ sở để thực hiện công tác bảo tồn, phòng, chống tội phạm và vi phạm
pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tập trung xử lý
nhanh, dứt điểm “điểm nóng” vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo
vệ đa dạng sinh học. Bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm về đa dạng
sinh học, kiến nghị khởi tố theo đúng mục tiêu của Đề án và Kế hoạch này.
- Triển khai hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ nhằm
nâng cao tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên
quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; tập trung lực lượng, phương tiện
để điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia;
tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra và mở các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm
có liên quan đến đa dạng sinh học. Tăng cường hoạt động phối hợp kiểm soát,
ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ
đa dạng sinh học ở địa bàn liên tỉnh, liên tuyến.
Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật
phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên
quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học
- Chú trọng đào tạo, huấn luyện năng lực nghiệp vụ,
nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng
sinh học; tập huấn, huấn luyện kiến thức, kỹ năng sử dụng trang thiết bị,
phương tiện, kỹ thuật, quy trình, cách thức lấy mẫu giám định và phương pháp bảo
quản, lưu giữ tang vật.
- Ưu tiên bố trí nhân lực, từng bước đầu tư trang
thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác phòng, chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng
sinh học. Nghiên cứu xây dựng trung tâm xử lý thông tin và cơ sở dữ liệu về tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng
sinh học. Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin về các hành vi vi
phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan
đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
5. Mở rộng hợp tác quốc tế
trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học
- Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế để thu
thập thông tin và xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của các tổ chức quốc
tế cho công tác phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan
đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định pháp luật, đặc biệt là
những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại của quốc tế, xây dựng hệ thống cơ
sở dữ liệu tội phạm về đa dạng sinh học.
Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách địa phương bố trí kinh phí thực
hiện các nhiệm vụ của Đề án, Kế hoạch theo quy định về phân cấp ngân sách hiện
hành, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng
dẫn có liên quan.
2. Huy động và tranh thủ kinh phí từ nguồn
tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đảm
bảo thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Đề án, Kế hoạch.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng,
nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Mục
IV Kế hoạch này và Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên về phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học ban hành kèm theo Kế
hoạch; trong đó, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể
sau:
1. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan
nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý phù hợp, đầy đủ phục vụ
hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có
liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; trong đó, tập trung
nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính, định lượng,
xác định giá trị tang vật trong tố tụng hình sự; về thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của lực lượng Công an trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm
hành chính có liên quan đến đa dạng sinh học; về thẩm quyền ra quyết định trưng
cầu giám định, quyết định về định giá tài sản cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân.
- Mở các chuyên đề đấu tranh, trấn áp tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh
học: hủy hoại các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước; khai thác, mua bán,
tiêu thụ, vận chuyển, nuôi, trồng các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và quản
lý nguồn gen. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, đấu tranh, xử lý
nghiêm, triệt để các vụ án, đường dây tổ chức tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc
gia tác động xấu đến đa dạng sinh học, không để vi phạm tái diễn và chậm xử lý
hoặc xử lý không hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân
và Tòa án nhân dân trong điều tra, xử lý tội phạm về đa dạng sinh học theo đúng
quy định của pháp luật. Chỉ đạo Công an các xã, phường, thị trấn chủ động nắm
chắc tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên
quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học ngay từ cơ sở, đặc biệt là các
hành vi vi phạm về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên: đất, nước, rừng, biển
và hải đảo; các loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên được bảo vệ; các nguồn gen quý
và các loài ngoại lai. Có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể,
cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng
trong việc trao đổi thông tin, thu thập cơ sở dữ liệu tội phạm và các hành vi
vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt
chú ý tới loại hình tội phạm mạng. Phối hợp với các sở, ngành liên quan kịp thời
phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng sử dụng mạng xã hội, sử dụng các loại
hình chuyển phát nhanh, ứng dụng thanh toán điện tử để tổ chức hoạt động tàng
trữ, mua bán, vận chuyển trái phép động vật, thực vật hoang dã.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn
về kỹ năng điều tra tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học cho cán bộ (Kiểm lâm, lực lượng chuyên
trách bảo vệ rừng, Hải quan, Quản lý thị trường, Biên phòng, Công an, Kiểm ngư...)
các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng; động vật, thực vật
hoang dã; nhận dạng loài hoang dã; quy trình lấy mẫu và bảo quản mẫu động vật,
thực vật hoang dã; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về
chuồng nuôi động vật hoang dã; quy trình cứu hộ, tái thả động vật hoang dã. Hợp
tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài ngành tổ chức đào tạo, tập huấn ngoại
ngữ, kỹ thuật chuyên môn phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi
vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành quản lý, khai
thác cơ sở dữ liệu tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo
vệ đa dạng sinh học, kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng
sinh học do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý; phối hợp ứng dụng công nghệ viễn
thám để theo dõi các yếu tố môi trường (rừng, biển, nước, đất...) và
trinh sát điện từ đối với các địa bàn phức tạp về đa dạng sinh học.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các cơ quan truyền thông
triển khai hiệu quả các hoạt động phòng ngừa xã hội; thực hiện tốt các chương
trình phối hợp về phòng, chống tội phạm, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc gắn với phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đa
dạng sinh học; tuyên truyền, vận động để Nhân dân hiểu về tầm quan trọng của đa
dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện các quy định
pháp luật và tham gia giám sát, tố giác kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật
liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tăng cường phối hợp với các tỉnh giáp ranh để thu
thập cơ sở dữ liệu tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ động nghiên cứu, rà soát, kiến nghị cấp có thẩm
quyền ban hành và chủ trì hướng dẫn thực hiện trên địa bàn tỉnh khi cấp có thẩm
quyền ban hành các quy định pháp luật về xử lý mẫu vật các loài động vật, thực
vật hoang dã, việc định giá tài sản là sản phẩm thực vật, động vật hoang dã thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật, thực vật quý,
hiếm thuộc nhóm IA, IB của Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm; động vật, thực vật quý, hiếm thuộc Phụ lục I Công ước CITES; định giá động
vật và sản phẩm động vật thuộc Phụ lục II Công ước CITES không phân bố ở Việt
Nam làm căn cứ để xử lý hành vi vi phạm.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm theo lĩnh vực
được phân công liên quan đến đa dạng sinh học, nhất là đối với các hành vi
nuôi, nhốt động vật hoang dã, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; hoạt động khai
thác, săn bắt, tận diệt và tiêu thụ các loài chim hoang dã di cư ở Việt Nam; sử
dụng chất, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thủy sản, gây
tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học.
- Chia sẻ, kết nối thông tin với cơ sở dữ liệu về
đa dạng sinh học nhằm phục vụ cho công tác tra cứu thông tin, phòng ngừa, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh
học của lực lượng chức năng.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thủy sản, Ban
Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn tăng cường quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học đối
với khu vực được giao quản lý phù hợp với Luật Đa dạng sinh học và các luật
chuyên ngành khác.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ động nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị cấp có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về danh mục, chế độ
quản lý các loài hoang dã theo các cấp độ bảo vệ, quản lý; việc xác định về mùa
sinh sản, mùa di cư của các loài động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm;
danh mục các loài ngoại lai xâm hại và các quy định về quản lý loài ngoại lai
xâm hại để làm căn cứ xử lý hành vi vi phạm khi có vướng mắc phát sinh (nếu
có).
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ, loài chim hoang dã, di cư, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
- Tiếp nhận, kết nối thông tin, dữ liệu, báo cáo về
tội phạm đa dạng sinh học và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo
vệ đa dạng sinh học do các sở, ngành, đơn vị, địa phương cung cấp vào cơ sở dữ
liệu về đa dạng sinh học.
- Tổ chức truyền thông về tầm quan trọng của đa dạng
sinh học và các chính sách, pháp luật, giải pháp về bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo lực lượng Quân đội, Biên phòng phối hợp
chặt chẽ với lực lượng Công an, Kiểm lâm, chính quyền địa phương, các cơ quan
liên quan triển khai công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn quản lý.
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu
để chủ động phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý tội phạm, nhất là tội phạm
mua bán, vận chuyển động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm và hủy hoại tài
nguyên môi trường gây mất an ninh, trật tự khu vực biên giới, vùng biển theo thẩm
quyền.
- Chỉ đạo lực lượng Quân đội, Biên phòng phối hợp với
lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tổ chức
tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về
đa dạng sinh học và kịp thời lên án, tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp
luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học tại khu vực biên giới,
vùng biển, hải đảo.
5. Sở Tư pháp
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với
Công an tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, nghiên cứu, kiến
nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang
dã.
6. Sở Thông tin và Truyền
thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền về chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực đa dạng sinh học; phối hợp với Công an tỉnh, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Ngoại vụ
và các cơ quan liên quan tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân trong bảo tồn đa dạng sinh học; phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh
trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
7. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Công an tỉnh và các cơ quan,
đơn vị cấp tỉnh, Sở Tài chính kiểm tra, tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem
xét bố trí kinh phí thực hiện theo phân cấp, khả năng cân đối ngân sách tỉnh và
quy định của pháp luật.
8. Cục Hải quan
Tăng cường tuần tra, kiểm soát, chủ động phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh kịp thời hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên
giới các loài hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm và các loài ngoại lai xâm hại.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,
phát triển ứng dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ phục vụ công tác
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm
trong bảo vệ đa dạng sinh học.
10. Sở Ngoại vụ
Phối hợp thực hiện công tác thông tin đối ngoại
liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học; tuyên truyền, phổ biến cho kiều bào về
các quy định của CITES, pháp luật của nước sở tại về quản lý động vật, thực vật
hoang dã. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, giữa các cấp, các ngành về
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm
trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tích cực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các diễn đàn, hội nghị về bảo tồn
đa dạng sinh học.
11. Đề nghị Tòa án nhân dân
tỉnh
- Thực hiện tổng kết thực tiễn xét xử, rà soát, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Điều 234 về tội vi phạm quy định về
bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự (khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân
tối cao).
- Chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện phối hợp chặt chẽ
với Cơ quan điều tra đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học.
12. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước
tại địa phương, không để hình thành chợ tự phát, điểm tập trung hoạt động buôn
bán động vật hoang dã, đặc biệt tại các địa bàn có rừng, tuyến giao thông kết nối
các khu vực về bảo tồn thiên nhiên. Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình vi phạm
pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học tại địa
phương để chỉ đạo lực lượng Công an và các lực lượng chức năng trên địa bàn chủ
động triển khai biện pháp xử lý. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, nhất là hành vi mua bán,
vận chuyển, nuôi, nhốt, giết mổ, săn bắt, bẫy động vật hoang dã, phá rừng, lấn
chiếm rừng; đồng thời, công khai thông tin về kết quả xử lý để góp phần răn đe,
giáo dục phòng ngừa chung.
- Tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất cho lực lượng
trực tiếp đấu tranh với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; trong đó, có lực lượng Công an cấp xã để
kịp thời giải quyết từ đầu, từ sớm các vấn đề phức tạp nảy sinh tại địa bàn cơ
sở. Có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch này theo phân cấp ngân
sách; ưu tiên đầu tư kinh phí, trang thiết bị, phương tiện cho các lực lượng trực
tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan
đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương
giáp ranh chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả từ sớm, từ xa tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học
hoạt động có tính chất liên huyện. Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý
thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm
trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn đa dạng
sinh học. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có
thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương
tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch này trong từng giai
đoạn; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện (hoàn
thành trước ngày 15/8/2023). Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở,
ngành, cơ quan, địa phương hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch;
định kỳ sơ kết đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Công an, Chính phủ theo quy định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- BCH Quân sự tỉnh, BCH BĐBP tỉnh;
- BQL Khu kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh;
- Các sở, ban ngành;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, NCbdv495.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tuấn
|
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM
PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 08/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT
|
Tên nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
1
|
Phối hợp rà soát, tổng kết việc thi hành và kiến
nghị, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo
vệ động, thực vật hoang dã
|
Sở Tư pháp
|
Các sở, ngành liên
quan, địa phương
|
Năm 2023
|
2
|
Tăng cường phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp
luật liên quan đến tội phạm về bảo vệ các loài hoang dã
|
Công an tỉnh
|
Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ngành liên quan, địa
phương
|
2023 - 2030
|
3
|
Tăng cường phòng, chống vi phạm pháp luật trong
hoạt động nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính và các
sở, ngành liên quan, địa phương
|
2023 - 2030
|
4
|
Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về đa dạng
sinh học của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường
|
Công an tỉnh
|
Các sở, ngành liên
quan, địa phương
|
2023 - 2030
|
5
|
Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng
sinh học
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Sở, ngành liên
quan, địa phương
|
2023 - 2030
|
6
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu về tội phạm và vi phạm
pháp luật về đa dạng sinh học
|
Công an tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan,
địa phương
|
2023 - 2030
|