Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 41/CT-TTg về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 15/KH-UBND
Ngày ban hành 08/02/2021
Ngày có hiệu lực 08/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-UBND

Bình Định, ngày 08 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 41/CT-TTG NGÀY 01/12/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường.

- Phấn đấu đến hết năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 10% đối với thành phố Quy Nhơn; giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30% (trong tổng lượng rác được thu gom) đối với các huyện, thị xã.

- Phấn đấu đến hết năm 2025: thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 100% đối với thành phố Quy Nhơn và 90% đối với đô thị khác; thu gom và xử lý 80% chất thải rắn nông thôn; 100% số xã được đơn vị có chức năng thu gom rác thải.

2. Yêu cầu

Khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn, đồng thời chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý chất thải rắn.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn việc phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa) để phổ biến cho các địa phương, các cơ quan, đoàn thể; làm căn cứ để các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

- Rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý ô nhiễm, cải tạo, nâng cấp các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh; xử lý triệt để các bãi chôn lấp rác thải tự phát không theo quy định và ngăn chặn việc hình thành các bãi chôn lấp tự phát mới và không đầu tư các lò đốt không phù hợp với quy định tại QCVN 61 MT:2016/BTNMT về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt sẽ giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện.

- Triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra hướng dẫn việc thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế nguy hại, lây nhiễm theo quy định (đối với các cơ sở không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế).

2. Sở Khoa học và Công nghệ

Triển khai thực hiện và đề xuất các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học về xử lý chất thải rắn; công nghệ xử lý, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp đặc biệt là rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

3. Sở Tài chính

- Đề xuất ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường hỗ trợ cho các hoạt động phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong kế hoạch ngân sách hàng năm.

- Hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí từ ngân sách cấp huyện, đồng thời đề xuất hỗ trợ ngân sách tỉnh để thực hiện công tác quản lý chất thải.

4. Sở Xây dựng

- Trong quá trình thẩm định quy hoạch các dự án đầu tư, quy hoạch khu dân cư phải chú trọng việc đảm bảo các hạng mục hạ tầng kỹ thuật về rác thải (các điểm tập kết xe đẩy tay, trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải,…)

- Hướng dẫn các các huyện, thị xã, thành phố trong việc quy hoạch, bố trí các điểm tập kết, trung chuyển rác thải trong các đô thị và điểm dân cư tập trung nông thôn bảo đảm vệ sinh môi trường phù hợp với quy định pháp luật; rà soát kiểm tra cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý rác thải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Xây dựng danh mục dự án, đề xuất UBND tỉnh ban hành để kêu gọi, xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các dự án xử lý chất thải rắn có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Xây dựng các tiêu chí đấu thầu đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; trong đó, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan thực hiện tích hợp, cập nhập nội dung quy hoạch các khu vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[...]