Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2020 về thực hiện nhiệm vụ chi được bố trí từ ngân sách Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 149/KH-UBND
Ngày ban hành 23/11/2020
Ngày có hiệu lực 23/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Võ Thị Hồng Ánh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHI ĐƯỢC BỐ TRÍ TỪ NGÂN SÁCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam; Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ strong tình hình mới; Công văn số 3033/BYT-KHTC ngày 02/6/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch và bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi đã được bố trí từ ngân sách CTMT Y tế - Dân số cho giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chi được bố trí từ ngân sách Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao chất lượng hệ thống y tế thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2025 theo hướng công bằng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của Nhân dân trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

2. Yêu cầu

a) Chủ động trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn, thích ứng sự phát triển kinh tế xã hội, sự thay đổi của môi trường, dịch bệnh.

b) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát.

c) Kịp thời cập nhật nội dung các hoạt động và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch đúng quy định.

d) Quy định cụ thể nhiệm vụ tương ứng cho từng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và yêu cầu chủ động thực hiện; nêu cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ để đạt hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế không đdịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tử vong ở một số bệnh truyền nhiễm nguy him, tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phm. Bảo đảm cung cấp máu, an toàn truyền máu và phòng, chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học. Khng chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng nhằm giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đưa mức sinh chung của thành phố về mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, cải thiện tình trạng dinh dưng, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và truyền thông y tế.

2. Mục tiêu cụ thể: theo từng hoạt động.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Hoạt động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

a) Mục tiêu đến năm 2025

+ Tỷ lệ mắc bệnh lao ≤ 140 ca/100.000 dân.

+ Duy trì 100% bệnh nhân phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế, trong đó 100% bệnh nhân tàn tật nặng được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng; 90% số quận, huyện trong vùng dịch tễ lưu hành đạt 04 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong tuyến huyện.

+ Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/1000.000 dân <120 ca. Khống chế tỷ lệ chết/mắc do sốt xuất huyết <0,09%.

+ 100% Trạm y tế thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

+ 40% số người mắc ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng được phát hiện giai đoạn sớm; 80% cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo nâng cao nghiệp vụ về phòng chống ung thư.

+ 50% số người bị tăng huyết áp ước lượng trong cộng đồng được phát hiện sớm; >25% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

+ 50% sngười bị đái tháo đường ước lượng trong cộng đồng được phát hiện; >30% số người được phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dn chuyên môn.

+ 35% sngười mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng; 35% số người đã phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

+ 35% số người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng.

+ 100% trường học được hướng dẫn tổ chức các hoạt động y tế trường học theo quy định. 100% các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học trên địa bàn có tổ chức khám sức khỏe (tối thiểu 1 lần/năm) và lập sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh; ≥70 % trường mu giáo, tiu học có khám răng cho học sinh; 100% trường tiểu học triển khai chải răng và súc miệng hàng tuần với dung dịch NaF 0,2%.

[...]