ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1478/KH-UBND
|
Hà
Nam, ngày 29 tháng 8
năm 2014
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO
Thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày
29/7/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, UBND tỉnh Hà
Nam xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tăng cường thực sự vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo của tập thể và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tiếp
công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan
chủ trì, cơ quan phối hợp ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong công
tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị.
- Tạo sự chuyển biến tích cực trong
nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức trong công tác tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Làm cho công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng đi vào nề nếp, mọi ý kiến của dân đều được lắng
nghe, tiếp thu và giải quyết thấu tình, đạt lý ngay tại cơ sở và khi mới phát
sinh vụ việc; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp,
kéo dài.
2. Yêu cầu:
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm
về tình hình khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp dân trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực
phụ trách.
- Xác định rõ các vụ việc tồn đọng,
phức tạp, kéo dài, nổi cộm, đông người ở từng địa bàn, theo lĩnh vực, trên cơ sở
đó giao trách nhiệm cho từng cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp,
thủ trưởng các đơn vị có kế hoạch cụ thể, phân công lãnh đạo để giải quyết dứt
điểm từng vụ việc;
- Tăng cường tạo đồng thuận trong
nhân dân thông qua công tác đối thoại, hòa giải, tuyên truyền, thuyết phục, giải
thích để công dân hiểu, khiếu kiện đúng pháp luật và chấp hành nghiêm các quyết
định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nâng cao hiệu
quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; giảm đến mức
thấp nhất khiếu kiện vượt cấp
- Các cấp, các ngành cần quán triệt
và tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật tiếp công dân, Nghị định 64/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp
công dân; các chỉ thị nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, Nghị quyết của cấp ủy
và kế hoạch công tác của chính quyền các cấp về công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cấp
ủy Đảng và chính quyền các cấp.
- Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch
UBND các xã, phường, thị trấn:
+ Nghiêm túc thực hiện việc tiếp dân
thường xuyên theo quy định; chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình khiếu
nại, tố cáo để giải quyết kịp thời các tình huống khiếu nại tố cáo phức tạp,
đông người đảm bảo giữ ổn định tình hình an ninh, chính trị tại địa phương, đơn
vị;
+ Thực hiện tốt công tác hòa giải ở
cơ sở; tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân và các vụ việc thuộc thẩm quyền, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; quá
trình giải quyết phải đảm bảo trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật,
tổ chức tốt việc đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại. Tiến hành rà
soát các vụ việc tồn đọng; trên cơ sở kết quả kiểm tra, đôn đốc giải quyết các
vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài phải lập kế hoạch cụ thể,
có biện pháp tích cực để giải quyết từng vụ việc; những vụ việc đã có quyết định
giải quyết nay còn khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh
thành điểm nóng.
- Tăng cường công tác thanh tra trách
nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhất là đối với Chủ tịch UBND xã, phường,
thị trấn trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo nhằm uốn nắn,
chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn
trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo ở các địa phương, đơn vị.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Ban tiếp
dân Tỉnh, Thanh tra tỉnh và các ngành Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát trong việc
phân loại và giải quyết đơn thư theo thẩm quyền.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan trong khối nội chính để rà soát, phân loại đối tượng, có biện pháp quản lý
và xử lý đối với những trường hợp công dân lợi dụng quyền dân chủ, quyền khiếu
nại, tố cáo, cố tình dụ dỗ, quyên góp tiền, lôi kéo, kích động người khác khiếu
kiện trái pháp luật; hoặc tụ tập đông người đi khiếu kiện vượt cấp, gây mất ổn
định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời
cũng xử lý nghiêm những cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm chính sách
pháp luật là nguyên nhân của khiếu nại, tố cáo.
- Tiếp tục duy trì các Đoàn công tác
của UBND tỉnh đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc giải quyết đơn thư, những vụ
việc phức tạp phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp để giải quyết dứt điểm
không để tồn đọng kéo dài. Phối hợp tốt với các đoàn công tác của Trung ương về
kiểm tra, rà soát các vụ việc trên địa bàn tỉnh để thống nhất biện pháp giải
quyết, ổn định tình hình.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ cán
bộ để đáp ứng yêu cầu của Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức
tạp, Ban Thường vụ cấp ủy và lãnh đạo UBND cấp huyện và xã phải tập trung chỉ đạo
giải quyết kịp thời không để diễn biến phức tạp. Vụ việc khiếu kiện đông người
của một số công dân phường Châu Sơn, phường Lê Hồng Phong, phường Thanh Châu,
phường Liêm Chung, xã Liêm Chính, xã Đinh Xá, xã Tiên Tân thành phố Phủ Lý; xã
Liêm Cần, xã Liêm Sơn huyện Thanh Liêm; xã Liên Sơn, xã Tân Sơn huyện Kim Bảng;
cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành của các huyện, thành phố tăng cường
đối thoại, có những giải pháp phù hợp giải quyết kịp thời những kiến nghị, thắc
mắc của công dân để giải quyết dứt điểm từng vụ việc.
- Các đơn vị phải thực hiện nghiêm chế
độ báo cáo về tình hình tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
theo quy định.
- Giao Thanh tra tỉnh thanh tra trách
nhiệm của Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong việc
tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra phải kịp thời chấn chỉnh
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời kiến nghị xử lý
nghiêm những trường hợp thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
2. Rà soát, phân
loại các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, xây dựng kế hoạch và giải
pháp giải quyết từng vụ việc
Các cấp, các ngành tiếp tục kiểm tra,
rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch
2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, Kế hoạch số 2044/KH-UBND
ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh và những vụ việc mới phát sinh, nhất là các điểm
nóng phức tạp, vượt cấp; xử lý kịp thời số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người.
Quá trình thực hiện việc kiểm tra, rà
soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài cần phải:
- Tạo được sự đồng thuận, thống nhất
giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật,
tình hình thực tiễn của địa phương để thống nhất phương án giải quyết.
- Tổ chức đối thoại với công dân với
sự tham gia của tổ chức có liên quan để xem xét, giải quyết quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân gắn với giáo dục, thuyết phục, giải thích, hướng dẫn pháp luật
làm sao cho công dân hiểu rõ và chấp hành phương án đã được thống nhất giữa các
cơ quan, tổ chức.
- Tùy theo từng vụ việc, trường hợp cụ
thể để thực hiện quy trình, thủ tục phù hợp, cụ thể:
+ Đối với các vụ việc đã được giải
quyết đúng pháp luật, bảo đảm có lý, có tình thì:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố ban hành thông báo chấm dứt và thông báo công khai vụ việc thuộc thẩm quyền.
Đối với vụ việc thuộc thẩm quyền cấp
tỉnh thì giao Thanh tra tỉnh rà soát, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra thông báo
chấm dứt thụ lý. Thông báo chấm dứt thụ lý được đăng công khai trên Cổng điện tử của tỉnh, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh, gửi các cơ
quan liên quan, Ban tiếp công dân của tỉnh.
+ Đối với các vụ việc đã được giải
quyết đúng pháp luật nhưng do điều kiện, hoàn cảnh gia đình công dân đặc biệt
khó khăn thì:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố vận dụng chính sách xã hội và điều kiện cụ thể của địa phương để xem xét,
quyết định hoặc phối hợp Sở, ngành đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định để hỗ
trợ nhằm bảo đảm công dân ổn định cuộc sống, chấm dứt khiếu nại.
+ Đối với các vụ việc đã giải quyết
chưa đúng pháp luật, có sai sót:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố, thủ trưởng Sở, Ngành xem xét, giải quyết lại vụ việc theo quy định nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổ
chức thực hiện ngay quyết định, không để kéo dài.
+ Đối với các vụ việc gặp vướng mắc
trong áp dụng pháp luật, trong đánh giá, sử dụng chứng cứ, trong xác định
phương án giải quyết:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố có văn bản xin ý kiến hoặc đề nghị các Sở, ngành chức năng phối hợp (về đất
đai: Sở Tài nguyên và Môi trường; về nhà ở: Sở Xây dựng; về chính sách: Sở Lao
động Thương binh và Xã hội...) Đối với vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc
có tính chất phức tạp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phối hợp với
Thanh tra tỉnh, Sở Ngành liên quan thống nhất có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của
UBND tỉnh.
- Thanh tra tỉnh, Ban Tiếp dân của tỉnh
hàng tháng thống kê các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn,
thông báo đến các huyện, thành phố, sở, ngành để chỉ đạo giải quyết hoặc phối hợp
tổ chức thực hiện quyết định giải quyết của cấp trên.
3. Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý Nhà nước:
- Các cấp, các ngành tăng cường công
tác quản lý đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định
cư, giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, xây dựng cơ bản, tài chính
ngân sách, thực hiện các chính sách xã hội.
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp
UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo và xử lý các trường hợp vi phạm luật
đất đai và những vướng mắc để giải quyết kịp thời những trường hợp chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giao Thanh tra tỉnh tham mưu đề xuất
với UBND tỉnh kế hoạch thanh tra các dự án đền bù giải phóng mặt bằng của các
huyện, thành phố, tập trung vào các dự án có nhiều khiếu nại, tố cáo.
4. Tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với
Văn phòng UBND tỉnh tổ chức lớp tập huấn Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng
dẫn thi hành luật cho cán bộ chủ chốt của tỉnh và cán bộ ngành thanh tra của tỉnh.
- Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở Tư
pháp tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo Đề án
1-1133 để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án "Tiếp tục tăng cường công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai
đoạn 2013 - 2016".
- Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật về đất
đai; Luật Tiếp dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng
và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong quá trình giải quyết vụ việc, gắn với
tuyên truyền về chính sách, pháp luật có liên quan để người khiếu nại, tố cáo
và nhân dân thống nhất nhận thức, thực hiện đúng chính sách pháp luật, thông suốt
với kết luận, quyết định giải quyết.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp thường
xuyên cung cấp thông tin đầy đủ về bản chất các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tập
trung những vụ việc phức tạp đông người đến đảng viên và các tổ chức đoàn thể
chính trị xã hội. Mặt khác đảng viên và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội
cũng phải chủ động tham gia tuyên truyền, vận động, thuyết phục hội viên của
mình khi có khiếu nại, tố cáo phải thực hiện đúng Luật khiếu nại, Luật tố cáo
và chấp hành quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền, hạn chế khiếu kiện vượt
cấp đông người, gây mất an ninh trật tự.
- Đối với cán bộ, công chức, thanh
tra viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo cần lồng ghép với việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết và ý
thức pháp luật của công dân trong khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường soạn
thảo văn bản để tuyên truyền trên truyền hình tỉnh về việc thực hiện Luật đất
đai 2013 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cho người dân hiểu rõ,
nhằm chấm dứt những khiếu kiện do hiểu biết chưa đúng pháp luật về đất đai.
5. Giữ vững an
ninh trật tự, an toàn xã hội:
- Lực lượng công an trong tỉnh nắm chắc
tình hình khiếu nại, tố cáo, nhất là những nơi có tiềm ẩn, dễ phát sinh khiếu nại,
tố cáo phức tạp, đông người, vượt cấp. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, UBND cùng
cấp và Công an cấp trên chỉ đạo kịp thời, xử lý có hiệu quả các tình huống phức
tạp.
- Tăng cường các biện pháp xử lý những
đối tượng lợi dụng quyền dân chủ, xúi dục, gây rối, chống người thi hành công vụ,
đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có
trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an bảo đảm trật tự, an toàn
nơi tiếp công dân.
6. Tăng cường hơn
nữa sự phối kết hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan tư pháp,
mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo:
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh làm tốt
việc xử lý, giải quyết và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
liên quan đến hoạt động tư pháp.
- Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện
nghiêm việc giải quyết khiếu kiện hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người
dân khởi kiện tại tòa án, nâng cao chất lượng xét xử của tòa án hành chính.
- Thanh tra tỉnh tiếp tục phối hợp với
Sở Tư pháp, Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật,
trợ giúp pháp lý trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao chất lượng
công tác hòa giải ở cơ sở trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất
đai.
- Tập trung sức mạnh của cả hệ thống
chính trị để giải quyết vụ việc phát sinh ngay tại cơ sở; hạn chế mức thấp nhất
khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp.
+ Từng thôn, xóm, tổ dân phố đều phải
thành lập tổ hòa giải; UBND và Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn có trách
nhiệm hướng dẫn tổ hòa giải hoạt động và hỗ trợ kinh phí cho tổ hòa giải.
+ Cấp ủy, chính quyền các cấp lập kế
hoạch, phân công cho mỗi đoàn thể chính trị xã hội có trách nhiệm phối hợp với
chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục, hòa giải để thành viên
của tổ chức mình chấm dứt khiếu kiện. Đối với mỗi đoàn thể cần phân công người
chuyên trách thường xuyên tham gia cùng chính quyền để giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể trong
tỉnh tổ chức quán triệt Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 29/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy đến toàn thể cán bộ, công chức, thanh tra viên thuộc sở, ngành mình quản lý
trong tháng 9 năm 2014.
- Căn cứ Chỉ thị số 25-CT/TU ngày
29/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và kế hoạch này, đề nghị các cấp, các ngành
trong tỉnh xây dựng chương trình hành động và kế hoạch tổ chức triển khai thực
hiện, định kỳ ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh.
- Giao Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra
tỉnh thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch này tại
các đơn vị./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành; huyện, thành phố;
- LĐ Văn phòng;
- Lưu: VT; NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Mai Tiến Dũng
|