Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 1468/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2022 do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 1468/KH-UBND
Ngày ban hành 16/03/2022
Ngày có hiệu lực 16/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Thị Bé Mười
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1468/KH-UBND

Bến Tre, ngày 16 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 09/QĐ-BTP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2022; Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2022 gồm các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật biết và hiểu về quyền được trợ giúp pháp lý để tiếp cận với dịch vụ này; tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

2. Yêu cầu

a) Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 (theo Quyết định số 1190/QĐ-TTg) và Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (theo Quyết định số 1100/QĐ-TTg); bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong những năm trước đây, phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

b) Các hoạt động phải cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính; xác định rõ đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện;

c) Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý

Hoạt động 1: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, trong đó chú trọng tư vấn chính sách đặc thù dành cho người khuyết tật và thực hiện vụ việc tham gia tố tụng, đảm bảo 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Yêu cầu được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được đáp ứng.

Hoạt động 2: Cung cấp danh sách, số điện thoại của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - cộng tác viên và Trung tâm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Hội người khuyết tật, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật và tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức này để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Người khuyết tật được tiếp cận các thông tin về tổ chức, người thực hiện trợ giúp pháp lý. Nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được giới thiệu, chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý.

2. Nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý

Hoạt động 1: Truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật; lồng ghép việc truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các chương trình, đề án khác về người khuyết tật ở địa phương, chú trọng những nơi có nhiều người khuyết tật, đặc biệt trẻ em là người khuyết tật; ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Phòng Phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật).

b) Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã; báo Đồng Khởi; Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức của người khuyết tật.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện (xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, báo chí; kênh truyền thông mạng xã hội...), nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được nâng cao.

[...]