Kế hoạch 1456/KH-UBND năm 2016 cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 1456/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2016
Ngày có hiệu lực 13/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1456/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 13 tháng 06 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016-2017 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH CAO BẰNG

Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 04 năm 2016 của Chính phủ (gọi là Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ) về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Cao Bằng hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đề ra các chương trình, kế hoạch cụ thể ở từng lĩnh vực của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nhằm nâng cao chất lượng tham mưu; đề xuất các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh.

Trong các năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, điều chỉnh, thay đổi, ban hành mới những cơ chế, chính sách cần thiết và phù hợp, thống nhất và đồng bộ thực thi hành động trong bộ máy chính quyền của tỉnh nhằm cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, từng bước nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI).

2. Mc tiêu cthể:

- Phấn đấu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 của tỉnh ở mức xếp vào nhóm thứ hạng trung bình trở lên.

- Phấn đấu khắc phục và cải thiện nâng cao những chỉ số thành phần còn thấp và giảm điểm trong những năm trước tạo động lực cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh trong thời gian tới.

- Áp dụng triển khai cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 trực tuyến trên môi trường mạng Internet đối với các dịch vụ, thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực đăng ký Đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, giao đất, thuê đất, thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản... và các thủ tục hải quan, thuế, quản lý lao động.

- Tạo thuận lợi, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm lợi thế của tỉnh; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp và định hướng phát triển của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Phát huy các chỉ số PCI đã được cải thiện, tập trung khắc phục các lĩnh vực có liên quan đến những chỉ số sụt giảm, có điểm số và xếp hạng thấp, cụ thể như sau:

1. Giảm chi phí gia nhập thị trường

- Sở Kế hoạch và Đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ trong giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Tập trung chỉ đạo thực hiện nhanh chóng các yêu cầu về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan đến tài nguyên (khoáng sản kim loại, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, nước...), môi trường cho các doanh nghiệp đến đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trên địa bàn tỉnh.

+ Chỉ đạo khắc phục những hạn chế trong giải quyết thủ tục hành chính, giảm số ngày đợi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ), đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý đất đai theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

- Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh: Giải quyết các thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh theo đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và quy định của tỉnh.

- Các sở, ban, ngành: hạn chế việc áp dụng thêm các thủ tục hành chính lạc hậu mang nặng tính “xin cho”; cấp chứng chỉ hành nghề, chng chỉ đủ điều kiện hoạt động sau khi có Giấy chứng nhận ĐKKD với yêu cầu giảm tối đa thời gian và thủ tục theo quy định.

2. Nâng cao tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh

- Văn phòng UBND tỉnh: tăng cường công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; tham mưu cho Lãnh đạo UBND tỉnh hằng năm tổ chức các Hội nghị gặp gỡ và đối thoại với Doanh nghiệp ở lĩnh vực “nóng” như: khai thác chế biến tài nguyên (đất đai, nước, khoáng sản...), môi trường; dịch vụ, kho bãi và xuất nhập khẩu hàng hóa; đền bù, giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư, xây dựng cơ bản với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn tham mưu UBND tỉnh Đề án thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp của tỉnh và thành lập Câu lạc bộ các Giám đốc quản lý Nhà nước và Giám đốc các Doanh nghiệp trong năm 2016.

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:

+ Triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; nâng cao hiểu biết về các chính sách, quy định hiện hành của pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

+ Thường xuyên tổ chức gặp gỡ và đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn đề bức xúc của doanh nghiệp; xem xét tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực; thường xuyên đi cơ sở để để kịp thời nắm bắt, giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

[...]