Kế hoạch 1361/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Gia Lai ban hành
Số hiệu | 1361/KH-UBND |
Ngày ban hành | 01/07/2020 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Võ Ngọc Thành |
Lĩnh vực | Trách nhiệm hình sự |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1361/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 01 tháng 7 năm 2020 |
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, UBND tỉnh Gia Lai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 21/CT-TTg, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
2. Tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đấu tranh phòng, chống các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục sơ hở, thiếu sót trên các lĩnh vực; triển khai quyết liệt các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
3. Phân công cụ thể trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phối hợp; sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân để công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản đạt hiệu quả cao nhất, gắn với thực hiện các Chương trình, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm tại địa phương.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Kết luận số 05-KL/TW, ngày 15-7-2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22-01-2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01-12-2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 96/2019/QH14, ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; các Chương trình, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và phòng ngừa, tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong sở hữu tài sản.
2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chế tài xử lý đối với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thông tin rộng rãi, kịp thời, công khai, minh bạch trong Nhân dân về chủ trương phát triển kinh tế, an sinh xã hội, dự án bất động sản, quy hoạch xây dựng... trên địa bàn tỉnh; thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng, các vụ việc, vụ án điển hình để người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác, tự quản, tự phòng, tự bảo vệ tài sản.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gương mẫu nêu cao cảnh giác, chấp hành pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
4. Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền rà soát hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước liên quan đến phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là đối với các lĩnh vực dễ nảy sinh hoặc có sơ hở để tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đất đai, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh, không gian mạng, xuất khẩu lao động...
- Tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; phối hợp thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội, đổi mới nội dung, biện pháp phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp từng địa bàn, đối tượng, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phương thức, thủ đoạn, hậu quả của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương thường xuyên rà soát những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; vướng mắc về mặt pháp luật trong phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kịp thời tham mưu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có giải pháp khắc phục.
- Đẩy mạnh công tác nắm tình hình địa bàn, quản lý chặt chẽ các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, các kế hoạch chuyên đề đấu tranh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tập trung xác minh, xử lý; phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, góp phần răn đe và phòng ngừa chung, triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
- Thực hiện nghiêm các quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nhất là các nguồn tin liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn; phối hợp các sở, ngành kiểm tra các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.
- Tăng cường quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, phối hợp trao đổi thông tin, nâng cao năng lực điều tra, thu hồi tài sản, bắt giữ tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trốn ra nước ngoài.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập liên quan đến phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Quán triệt công chứng viên, người thực hiện công chứng, chứng thực, thừa phát lại tuân thủ nguyên tắc hành nghề, thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm và các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo trên không gian mạng; kết quả phòng ngừa, xử lý của các lực lượng chức năng, chú trọng những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để người dân nâng cao nhận thức, kịp thời cung cấp thông tin, tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Tăng cường quản lý các nội dung quảng cáo đăng tải trên báo chí, môi trường mạng, xuất bản phẩm, quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, thuê bao di động, thuê bao Internet, loại bỏ “sim rác”. Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet lưu giữ đầy đủ, chính xác, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên hạ tầng mạng, không cung cấp dịch vụ có nội dung lừa đảo; chủ động triển khai các biện pháp cảnh báo, hỗ trợ bảo vệ người sử dụng.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai và các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý, giám sát các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân có hành vi huy động vốn, đầu tư trái phép, đổi tiền qua trung gian, quảng cáo mua bán hàng hóa, dịch vụ mua hộ hàng hóa, giới thiệu, quảng cáo đăng tin trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, xuất bản phẩm, quảng cáo... tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin nhằm phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.