ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1334/KH-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 21 tháng 10 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH QUẢNG BÌNH ẢNH HƯỞNG BỞI
HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
Hiện nay, tình hình người nhiễm
HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình diễn biến phức tạp và ngày càng tăng,
hình thái lây nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ yếu từ nhóm nghiện, chích ma tuý.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2014 của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, từ trước
đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 1227 trường hợp nhiễm HIV (trong đó:
291 trường hợp là người Quảng Bình, 17 trường hợp là trẻ em); 269 trường hợp
chuyển thành AIDS (trong đó: 159 trường hợp là người Quảng Bình, 08 trường hợp
là trẻ em); 84 trường hợp HIV/AIDS tử vong (trong đó: 70 trường hợp là người Quảng
Bình, 01 trường hợp là trẻ em). Đến nay, 8/8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh
đều có người nhiễm HIV/AIDS; 86/159 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS;
tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới là 61,81%, nữ giới là 38,19%; nhiễm HIV tập trung chủ
yếu ở độ tuổi từ 21 - 39 chiếm 79%, trên 40 tuổi chiếm 13%, dưới 20 tuổi chiếm
8%. Dịch HIV/AIDS không có xu hướng tăng nhanh, nhưng về cơ bản vẫn chứa đựng
nhiều yếu tố nguy cơ làm bùng phát dịch nếu không triển khai quyết liệt các biện
pháp phòng ngừa, can thiệp có hiệu quả. Cũng như cả nước, tỉnh Quảng Bình chưa
khống chế được dịch HIV/AIDS.
Thực hiện Quyết định số 570/QĐ-TTg
ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020, căn cứ thực trạng trẻ
em tỉnh Quảng Bình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hành
động vì trẻ em tỉnh Quảng Bình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020
như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS bao gồm:
- Trẻ nhiễm HIV;
- Trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
HIV: Trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến
HIV/AIDS; trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV;
- Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV:
Trẻ em sử dụng ma túy; trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma
túy; trẻ em sống trong các cơ sở trợ giúp trẻ em.
II. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung
- Tuyên truyền
nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Đẩy mạnh
công tác chỉ đạo, đầu tư và phối hợp liên ngành nhằm bảo đảm trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS được chăm sóc, tư vấn thích hợp; tiếp cận với giáo dục hoặc được hỗ
trợ học nghề; hưởng các chính sách xã hội theo quy định hiện hành; được sống an
toàn cùng với người thân hoặc được sống ở những cơ sở chăm sóc thay thế; trẻ em
nhiễm HIV trong diện quản lý được chẩn đoán, điều trị các bệnh có liên quan đến
HIV/AIDS.
2. Mục
tiêu cụ thể
- 100% trẻ em nhiễm
HIV và 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ
trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và
các chính sách xã hội theo quy định.
- 100% cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở chăm sóc và điều trị
cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em HIV được cung
cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS được đi học theo nhu cầu.
III. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Quản lý
Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
- Tăng cường vai
trò chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Nâng cao
năng lực quản lý của các cấp về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS;
- Thường xuyên
kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm
sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi,
giám sát, đánh giá về tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
2. Cung cấp
thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
- In ấn tài liệu,
cung cấp các thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS cho đối tượng có liên quan;
- Hằng năm, tổ
chức các chiến dịch truyền thông, vận động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS. Xây dựng và phát triển các chương trình, sản phẩm truyền thông về
bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Cung cấp kiến
thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho các trường
học (cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên, học sinh); người làm công tác chăm
sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng; người cung cấp dịch vụ cho
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
3. Hỗ trợ
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc
trẻ em
- Kiện toàn
các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và xây dựng mạng
lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng. Kịp thời có biện
pháp quản lý, tác động cần thiết bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng, phát huy
hiệu quả của các dịch vụ;
- Hỗ trợ trẻ
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em
như: điều trị, chăm sóc tâm lý, dinh dưỡng, tư vấn xét nghiệm HIV; hưởng các
chính sách giáo dục cho trẻ em theo quy định; tiếp cận với dịch vụ vui chơi, giải
trí và các chính sách xã hội khác;
- Thí điểm mô
hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng;
mô hình chăm sóc thay thế cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và một số mô
hình trợ giúp khác.
4. Nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ của
các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các nhà cung cấp dịch vụ,
các nhóm đồng đẳng có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; không phân biệt đối xử với
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
5. Đẩy mạnh
xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, huy động sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính
trị - xã hội, cộng đồng, cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS như đối tượng trẻ em bị thiệt thòi, dễ
tổn thương nhất.
6. Theo dõi, giám sát, đánh giá tình
hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
- Theo dõi,
giám sát, đánh giá, thu thập thông tin, báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch
hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Kiểm tra
tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS.
- Sơ kết, tổng
kết tình hình thực hiện Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
giai đoạn 2014 - 2020.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực
hiện Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 -
2020 được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách
hiện hành; các nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối
hợp với các ngành, các địa phương tổ chức triển khai Kế hoạch này trên địa bàn
tỉnh;
- Tổ chức các hoạt
động truyền thông, cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS;
- Phối hợp với
Sở Y tế, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm
sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Xây dựng, vận
hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS;
- Hướng dẫn,
kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch và định kỳ hằng năm báo cáo Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Tổ chức sơ kết
việc thực hiện Kế hoạch này vào năm 2016; tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này
vào cuối năm 2020.
2. Sở Y tế
- Chỉ đạo các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS, cung cấp gói dịch vụ điều trị và chăm sóc cơ bản dành cho trẻ nhiễm
HIV và trẻ phơi nhiễm HIV, tư vấn xét nghiệm HIV;
- Nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS;
- Lồng ghép với
các hoạt động của ngành Y tế.
3. Sở Giáo
dục và Đào tạo
- Triển khai
việc hỗ trợ về giáo dục cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo nhu cầu của
trẻ;
- Nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Triển khai
các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS trong trường học và lồng ghép với các hoạt động của ngành Giáo dục và
Đào tạo.
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan vận động
các nguồn hỗ trợ thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Tài
chính căn cứ khả năng ngân sách của
tỉnh để tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn các địa phương bố
trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Thông
tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ
quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng,
pháp luật, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS; chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
7. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham
gia thực hiện Kế hoạch; tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong tổ chức mình; giám
sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS.
8. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế
hoạch của địa phương để thực hiện Kế hoạch hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Bình
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020 và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh
(gửi qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/11/2014 để tổng hợp);
- Bố trí ngân
sách thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước;
- Chủ động lồng
ghép việc thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, Kế hoạch khác có liên
quan trên địa bàn;
- Thí điểm xây
dựng mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng
đồng, mô hình chăm sóc thay thế cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và một số
mô hình trợ giúp khác làm cơ sở đánh giá nhân rộng tại địa phương;
- Tổ chức kiểm
tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch tại địa
phương gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo.
VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Hằng năm, các
sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
trước ngày 20/11 để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ
ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH;
- Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
|