ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1327/KH-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 27 tháng 7 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC
VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Quyết
định số 655/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ
tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017 - 2020 và căn cứ tình hình thực tế của
địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học
công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình, với các nội dung chính như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu
chung
Thúc đẩy các hoạt
động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào các lĩnh vực khai
thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững
ngành thủy sản.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phối hợp với Tổng cục Thủy sản,
các viện nghiên cứu,... để được chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật được
công nhận tại Quyết định số 655/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/3/2017 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn nhằm xây dựng ít nhất 35 mô hình ứng
dụng KHCN để: (i) Nâng cao hiệu quả khai thác (tăng 25% so
với hiện tại), giảm tổn thất sau thu hoạch (giảm >20% so với hiện tại) các đối
tượng khai thác chủ lực trên các tàu lưới vây, lưới rê, lưới chụp; (ii) Nâng
cao chất lượng giống, năng suất nuôi và chất lượng sản phẩm các đối tượng nuôi
chủ lực.
- Huy động nguồn lực từ Trung
ương, địa phương, các tổ chức, cá nhân để đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng
dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho
trên 1.000 lượt người nắm được kỹ thuật, kỹ năng để ứng dụng các tiến bộ KHCN
trong khai thác, nuôi trồng thủy sản vào thực tế sản xuất.
II. Nội dung thực
hiện
1. Chuyển giao các mô hình ứng
dụng KHCN trong lĩnh vực thủy sản
1.1. Lĩnh vực khai thác thủy sản
- Quy trình công nghệ khai thác mực,
cá nổi nhỏ bằng lưới chụp ở vùng biển xa bờ.
- Quy trình công nghệ khai thác các
đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu, cá ngừ, chim, hồng, dưa, song,...) bằng
nghề lưới rê hỗn hợp.
- Quy trình công nghệ bảo quản mực
và cá nổi trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng ứng dụng vật liệu Polyurethane.
- Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
mới trong khai thác thủy sản.
1.2. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
- Quy trình công nghệ sản xuất giống
tôm sú chất lượng cao.
- Quy trình kỹ thuật nuôi công
nghiệp (thâm canh, siêu thâm canh) tôm thẻ chân trắng phòng chống dịch bệnh và
đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Ứng dụng công nghệ sinh học
(biofloc) trong nuôi công nghiệp (thâm canh, siêu thâm canh) tôm thẻ chân trắng.
- Quy trình kỹ thuật nuôi ngao
phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Quy trình kỹ thuật nuôi đối tượng
mới trong nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng mô hình nuôi tôm nước lợ
theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Mô hình sản xuất theo chuỗi liên
kết nuôi tôm thẻ chân trắng.
2. Đào tạo, tập huấn, tham quan
mô hình ứng dụng KHCN
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ
chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở khai thác và nuôi trồng
thủy sản; đoàn tham quan, học tập các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để áp
dụng vào thực tế sản xuất.
III. Thời
gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.
IV. Kinh phí
thực hiện kế hoạch (dự kiến)
Tổng kinh phí: 12.100 triệu đồng
(Mười hai tỷ một trăm triệu đồng chẵn). Trong đó:
- Ngân sách nhà nước (Trung ương
và địa phương) 6.250 triệu đồng (Sáu tỷ hai trăm năm mươi triệu đồng chẵn).
- Đối ứng của các tổ chức, cá nhân
tham gia thực hiện: 5.850 triệu đồng (Năm tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng chẵn).
(chi
tiết có Phụ lục kèm theo)
V. Giải pháp thực
hiện
- Gắn kế hoạch chuyển giao, ứng dụng
KHCN với kế hoạch tái cơ cấu ngành thủy sản và xây dựng nông thôn mới của tỉnh,
phù hợp với nội dung ưu tiên đầu tư kinh phí triển khai ứng dụng KHCN trong
giai đoạn 2017 - 2020 theo danh mục đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt tại Quyết định số 655/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/3/2017.
- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ
Trung ương để thực hiện các mô hình ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành thủy
sản đặc biệt là nguồn vốn tại Quyết định số 655/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/3/2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp với Vụ Khoa học và Công
nghệ, Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản, các Trường Đại học đào tạo, nghiên cứu
chuyên ngành thủy sản,… để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia các diễn đàn ứng dụng khoa học công nghệ, các hội chợ, triển lãm về thủy sản ở trong nước
để thu hút sự quan tâm cho hoạt động chuyển giao công nghệ
trong sản xuất thủy sản.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ
trong và ngoài tỉnh đồng thời tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi để
thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng khoa học
công nghệ vào thực tế sản xuất.
- Phối hợp với Tổng cục Thủy sản,
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các tổ chức khoa học công nghệ,… đào tạo, tập
huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ, doanh nghiệp, hộ dân
khai thác, nuôi trồng thủy sản nhằm phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu
quả bền vững.
- Tổ chức
tham quan, học tập các mô hình ứng dụng KHCN để áp dụng vào thực tế sản xuất.
VI. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát
việc thực hiện và kịp thời tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Định kỳ 6 tháng và 1 năm tổng hợp kết
quả báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ động làm việc với các Bộ,
ngành Trung ương để tranh thủ các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tại Quyết định
số 655/QĐ-BNN-TCTS để lồng ghép triển khai chuyển giao, ứng dụng khoa học công
nghệ trong sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Trên cơ sở nội dung Kế hoạch và
tình hình thực tế, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí
nguồn kinh phí địa phương để thực hiện Kế hoạch hàng năm.
2. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu
tiên thực hiện các chương trình, dự án, mô hình khoa học và công nghệ chuyển
giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực thủy sản từ nguồn sự nghiệp khoa học và công
nghệ hàng năm của tỉnh và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác để triển khai Kế hoạch
có hiệu quả.
3. UBND các huyện, thành phố, thị
xã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
để triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
Yêu cầu các sở, ngành, địa phương,
đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch để tổ chức thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, TC, KH và CN;
- Chi cục Thủy sản;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVNN.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ngân
|
PHỤ LỤC
MỘT SỐ MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số ……./KH-UBND ngày … /7/2017 của UBND tỉnh Quảng
Bình)
TT
|
Nội dung
|
Kinh phí dự
kiến (triệu đồng)
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
1
|
Xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN
|
|
|
|
|
1.1
|
Lĩnh vực khai thác thủy sản
|
|
|
|
|
-
|
Quy trình công nghệ khai thác mực, cá nổi nhỏ
bằng lưới chụp ở vùng biển xa bờ.
|
300
|
300
|
300
|
300
|
-
|
Quy trình công nghệ khai thác các đối tượng có
giá trị kinh tế cao (cá thu, cá ngừ, chim, hồng, dưa, song,...) bằng nghề lưới
rê hỗn hợp.
|
|
300
|
300
|
300
|
-
|
Quy trình công nghệ bảo quản mực và cá nổi
trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng ứng dụng vật liệu Polyurethane.
|
|
300
|
300
|
300
|
-
|
Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới trong
khai thác thủy sản.
|
|
300
|
300
|
300
|
1.2
|
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
|
|
|
|
|
-
|
Quy trình kỹ thuật nuôi công nghiệp (thâm
canh, siêu thâm canh) tôm thẻ chân trắng phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an
toàn thực phẩm
|
300
|
300
|
300
|
300
|
-
|
Quy trình công nghệ sản xuất giống tôm sú chất
lượng cao.
|
|
400
|
400
|
400
|
-
|
Ứng dụng công nghệ sinh học (biofloc) trong
nuôi công nghiệp (thâm canh, siêu thâm canh) tôm thẻ chân trắng.
|
|
300
|
300
|
300
|
-
|
Quy trình kỹ thuật nuôi ngao phòng chống dịch
bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm.
|
|
300
|
300
|
300
|
-
|
Quy trình kỹ thuật nuôi đối tượng mới trong
nuôi trồng thủy sản.
|
|
300
|
300
|
300
|
-
|
Mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết nuôi tôm
nước lợ.
|
|
200
|
200
|
200
|
-
|
Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo
tiêu chuẩn VietGAP.
|
|
300
|
300
|
300
|
2
|
Đào tạo, tập huấn, tham quan mô hình ứng dụng
KHCN
|
|
|
|
|
-
|
Đào tạo, tập huấn ứng dụng KHCN trong sản xuất
thủy sản.
|
100
|
100
|
100
|
100
|
-
|
Tham quan mô hình ứng dụng KHCN trong nước.
|
300
|
300
|
300
|
300
|
|
Tổng: 12.100
triệu đồng
|
1.000
|
3.700
|
3.700
|
3.700
|