Kế hoạch 1305/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án "Phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước"

Số hiệu 1305/KH-UBND
Ngày ban hành 06/04/2023
Ngày có hiệu lực 06/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Phan Tấn Cảnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1305/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 06 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NINH THUẬN THÀNH TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG, NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA CẢ NƯỚC”

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 20-NQ/TU), Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 234-CTr/BCS ngày 30/3/2022 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIV về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

Trên cơ sở Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 21/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước”; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện Đề án Phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước (gọi tắt là Đề án) nhằm cụ thể hóa các giải pháp đã nêu tại Đề án, gồm 03 nhóm giải pháp chính: các giải pháp tăng cường hạ tầng lưới điện và phát triển phụ tải; giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp phát triển các nguồn lực để sớm xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

- Tạo sự thống nhất để triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp và kiến nghị, đề xuất mà Đề án đề ra.

2. Yêu cầu:

- Kế hoạch phải được triển khai đồng bộ, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện. Đồng thời, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền Đề án, Kế hoạch và các chủ trương, chính sách về phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Đề án Phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong quá trình tổ chức chỉ đạo, điều hành của từng ngành, địa phương, nhằm góp phần thực hiện tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Bảo đảm phát triển năng lượng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đầu tư đồng bộ hạ tầng truyền tải, cung cấp nguồn năng lượng ổn định có chất lượng cao với giá cả hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhanh và bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trên địa bàn, ưu tiên phát triển ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới, thực hiện tiết kiệm và sử dụng điện an toàn và hiệu quả.

2. Các chỉ tiêu phát triển: Đảm bảo tối thiểu đạt được các chỉ tiêu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đặt ra tại các Nghị quyết số 20- NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch hành động số 2874/KH-UBND ngày 03/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về Xây dựng mô hình phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đã nêu tại khoản 3, mục II; công tác rà soát các nguồn điện năng lượng tái tạo đã được các cấp phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch điện lực tỉnh đủ điều kiện triển khai giai đoạn 2021-2025 và danh mục dự kiến giai đoạn 2026-2030 tại khoản 4, mục II của Kế hoạch hành động số 2874/KH-UBND ngày 03/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp tăng cường hạ tầng lưới điện và phát triển phụ tải:

a) Phát triển hạ tầng lưới điện kết nối khu vực nhằm giải tỏa công suất các nhà máy điện:

Kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thuộc EVN có kế hoạch, lộ trình, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình truyền tải điện phù hợp Quy hoạch được phê duyệt đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các dự án nguồn điện để đạt được hiệu quả đầu tư chung của lưới điện khu vực, quốc gia; phù hợp với định hướng Quy hoạch điện VIII và Chiến lược phát triển ngành điện, đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Việc phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải, phân phối phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đảm bảo chất lượng điện, độ tin cậy cung cấp điện ngày một nâng cao và phù hợp với Quy hoạch tổng thể về năng lượng, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch tỉnh. Định hướng và hướng dẫn các nhà đầu tư trong vấn đề dùng chung hạ tầng truyền tải điện đảm bảo mỹ quan, tiết kiệm đất đai, chi phí đầu tư. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thực hiện xã hội hóa trong đầu tư và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ ngành năng lượng, bao gồm cả hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Xây dựng mới, nâng cấp cải tạo theo quy hoạch các trạm và đường dây điện 500kV, 220kV và 110 kV, đường dây trung thế, kết nối với các nguồn điện trong tỉnh, phục vụ cho việc giải toả công suất nguồn NLTT (điện mặt trời, điện gió, thủy điện, LNG…).

(Đính kèm Danh mục các Công trình/Dự án chi tiết tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3)

- Cơ quan chủ trì: các đơn vị thuộc EVN.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành, địa phương liên quan.

- Thời gian thực hiện: theo tiến độ Quy hoạch được phê duyệt. b) Phát triển phụ tải điện, tích trữ năng lượng công suất lớn:

Để tận dụng nguồn năng lượng tái tạo dồi dào của tỉnh, hạn chế truyền tải điện đi xa nhằm giảm chi phí đầu tư hạ tầng truyền tải, giải pháp căn cơ và có tính bền vững nhất và cũng là hiệu quả kinh tế nhất là phát triển phụ tải tại chỗ. Tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển các Khu, Cụm công nghiệp; các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến muối và sản phẩm sau muối. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Phước Nam, Khu công nghiệp Du Long, phấn đấu đến năm 2023 đạt tỷ lệ lấp trên 30%, năm 2024 đạt tỷ lệ lấp đầy trên 40%, năm 2025 đạt 50% trở lên; phát triển Khu công nghiệp Cà Ná thành Khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm tài nguyên; đẩy mạnh công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, có giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường; các ngành có độ độc hại từ cấp III đến cấp V; tập trung đa ngành, công nghiệp sạch, sử dụng ít nước và ít lao động, các ngành nghề phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Thuận và các ngành nghề không vi phạm pháp luật.

[...]