Kế hoạch 130/KH-BATGT về phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2022 do Ban An toàn giao thông Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 130/KH-BATGT |
Ngày ban hành | 26/04/2022 |
Ngày có hiệu lực | 26/04/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Quận 10 |
Người ký | Huỳnh Văn Tâm |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/KH-BATGT |
Quận 10, ngày 26 tháng 4 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2022
Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-BATGT ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Ban An toàn giao thông Thành phố về phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2022. Ban An toàn giao thông Quận 10 triển khai kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tạo động lực mạnh mê trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tất cả các lĩnh vực giao thông vận tải để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2022 “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông”.
- Phấn đấu kéo giảm 5-10% số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2021; giảm tai nạn giao thông do nguyên nhân uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông; không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài 30 phút; không để lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong hoạt động giao thông vận tải.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hoạt động thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.
- Thông qua phong trào thi đua, phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của tập thể, cá nhân, tạo động lực cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các cơ quan, đơn vị, quyết tâm phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông”.
- Thông qua phát động thi đua kịp thời phát hiện biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào.
2. Yêu cầu
- Phong trào thi đua được phát động thực chất, hiệu quả, phù hợp với mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và điều kiện cụ thể của đơn vị; được triển khai sâu rộng, thu hút cán bộ, công chức, viên chức, người tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và nhân dân trên địa bàn hưởng ứng thực hiện thường xuyên.
- Phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2022 của Thành phố “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp” với tinh thần “Đổi mới - sáng tạo, thi đua xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, hiện đại”: phong trào thi đua dặc biệt “Cả nước đoàn kết chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”,...
- Phong trào thi đua trên địa bàn quận cần có sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền cùng như các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị nhằm tạo sự đồng thuận, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu quả phong trào thi đua.
- Công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, công bằng, nhằm động viên tinh thần cùng với khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tạo động lực để tập thể, cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; tăng tỷ lệ khen thưởng hợp lý với công chức, viên chức, lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
3. Đối tượng thực hiện
Các tập thể, cá nhân, cơ quan thuộc thành viên Ban An toàn giao thông quận, Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn
II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
Để đạt các mục tiêu đề ra, các ban ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân phường tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Kế hoạch số 217-KH/QU ngày 24/02/2020 của Quận ủy và Kế hoạch số 2383/KH-UBND ngày 15/6/2020 của Ủy ban nhân dân quận về triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Quận 10; Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 17/3/2022 về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, triển khai các văn bản khác có liên quan đến lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn; lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào các quy hoạch của quận, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải: triển khai công tác đánh giá lác động giao thông khi đầu tư các công trình tập trung đông người. Kiện toàn nhân sự, chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban An toàn giao thông quận đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
3. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, linh hoạt, phù hợp với tình hình và đặc điểm trên địa bàn quận; công tác bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, điểm nguy cơ ùn tắc giao thông.
4. Khuyến khích sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên trên địa bàn thành phố theo lộ trình phù hợp.
5. Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và tờ tin Quận 10; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.
6. Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng, chống dịch bệnh trong giao thông vận tải; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ công tác tuần tra. kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
7. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ nay đến hết ngày 31/12/2022.