Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2014 về tuyên truyền cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015

Số hiệu 129/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2014
Ngày có hiệu lực 19/12/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 12 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 317/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính, giai đoạn 2011 - 2015, Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 03/11/2014 của UBND tỉnh về việc Nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh năm 2014 và năm 2015 và Quyết định số 2600/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2015;

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính (CCHC) năm 2015, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác CCHC.

- Tăng cường nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ; đối với tổ chức, cá nhân tham gia vào tiến trình cải cách, giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực hoặc chưa hiệu quả của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC.

- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền CCHC trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với việc đưa việc tuyên truyền CCHC vào hoạt động thường xuyên trên các trang thông tin điện tử của tất cả các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế.

2. Yêu cầu

- Triển khai công tác tuyên truyền thiết thực, hiệu quả theo tiến độ thời gian đề ra. Phổ biến nội dung CCHC kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, rộng khắp, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu và khả năng của từng đối tượng, từng ngành, địa phương.

- Thực hiện công tác tuyên truyền phải gắn với nội dung Quyết định số 317/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch CCHC giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch CCHC năm 2015 theo Quyết định số 2600/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND tỉnh.

- Kết hợp lồng ghép việc tuyên truyền CCHC với việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu nắm bắt, tìm hiểu thông tin về CCHC của cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về công tác CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC)

3. Đối tượng

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong hệ thống cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền chung

- Nêu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của CCHC đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn liền với các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về CCHC giai đoạn 2011 - 2020 một cách thống nhất, xuyên suốt.

- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Kế hoạch CCHC năm 2015 của tỉnh, tập trung vào 7 nội dung chủ yếu: cải cách thể chế; CCTTHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính nhà nước; tăng cường công tác chỉ đạo, điu hành CCHC.

- Tuyên truyền các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) đối với nhân dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc tham gia và giám sát tiến trình CCHC.

- Tuyên truyền các vấn đề cần biết khi thực hiện TTHC, chú trọng một số lĩnh vực chủ yếu như: Đất đai, đầu tư, xây dựng, đăng ký kinh doanh, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng, chứng thực, xử phạt vi phạm hành chính, khiếu nại, tố cáo…

- Tuyên truyền những điển hình tiên tiến, các sáng kiến, các mô hình đang thí điểm trong thực hiện CCHC ở các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn; những mô hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt hoặc chưa tốt công tác CCHC.

- Tình hình và kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Tình hình thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động ở cơ quan, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Những kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

- Tình hình triển khai và kết quả đánh giá, xếp hạng CCHC (Chỉ số cải cách hành chính CCHC PAR, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI…) của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

[...]