Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2021 thực hiện hoạt động Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2021-2025 do thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 128/KH-UBND
Ngày ban hành 15/06/2021
Ngày có hiệu lực 15/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Dương Tấn Hiển
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 15 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐIỂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;

Thực hiện Kế hoạch số 168-KH/TU ngày 22 tháng 10 năm 2019 của Thành ủy Cần Thơ về việc thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn thành phố Cần Thơ,

Nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện các mục tiêu của giai đoạn 2021-2025 trong công tác điều trị nghiện ma túy, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2021-2025 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Cung cấp dịch vụ toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới và người tái nghiện; qua đó góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và chất lượng sống của Nhân dân.

2. Huy động tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện, tuân thủ việc điều trị lâu dài tại cộng đồng. Tạo điều kiện để người sử dụng ma túy và gia đình có nhiều cơ hội được tiếp cận các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị, hỗ trợ điều trị và các dịch vụ có liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo mục tiêu 03 tăng 03 giảm của thành phố Cần Thơ trong công tác điều trị nghiện ma túy: Tăng nhận thức của người dân về dự phòng và điều trị nghiện; Tăng số người được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị và trợ giúp xã hội; Tăng hiệu quả công tác điều trị nghiện. Giảm tác hại của ma túy và nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; Giảm người nghiện mới và người tái nghiện.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu 100% cán bộ chính quyền các cấp và 85% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện.

b) Tăng dần hàng năm để đến năm 2025 đạt trên 85% số người nghiện được điều trị tương đương với số người nghiện có hồ sơ quản lý, tăng tỷ lệ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng.

a) Tiếp cận người sử dụng ma túy và gia đình; thu hút người sử dụng ma túy vào chương trình điều trị nghiện.

c) Tư vấn về ma túy và các biện pháp điều trị nghiện sẵn có cho người nghiện và gia đình, hỗ trợ người nghiện xây dựng và tuân thủ thực hiện kế hoạch điều trị nghiện ma túy.

d) Dự phòng lây nhiễm HIV và viêm gan.

đ) Dự phòng và xử trí sốc quá liều.

e) Dự phòng tái nghiện (hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ hòa nhập và chuyển gửi đến các dịch vụ chuyên biệt khi cần thiết).

g) Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác dự phòng nghiện, dự phòng tái nghiện, không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nghiện, người sau cai nghiện và gia đình.

h) Phối hợp các Cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố thực hiện giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách, lao động trị liệu, học nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho học viên đang cai nghiện tại Cơ sở.

2. Đẩy mạnh hoạt động can thiệp đối với tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp; ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha).

a) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về tình hình và tác hại của việc sử dụng ma túy tổng hợp, các sản phẩm thuốc lá mới gây ra cho bản thân và cộng đồng. Hoạt động truyền thông cần tập trung chủ yếu vào nhóm thanh, thiếu niên và các nhóm dễ bị tổn thương (người sử dụng ma túy, nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ bán dâm).

b) Tổ chức triển khai các biện pháp can thiệp dự phòng và điều trị cho người sử dụng, người nghiện ma túy tổng hợp. Trong đó, tập trung triển khai chủ yếu các biện pháp giáo dục, hỗ trợ thay đổi hành vi cho nhóm người có hành vi sử dụng ma túy tổng hợp.

3. Đảm bảo công tác tổ chức hoạt động Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng thực hiện đúng chủ trương, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn có liên quan trong điều trị nghiện ma túy.

a) Về cơ cấu nhân sự:

[...]