Kế hoạch 1276/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 13-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 1276/KH-UBND
Ngày ban hành 19/04/2022
Ngày có hiệu lực 19/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Võ Đức Trong
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1276/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 19 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 13-KL/TW, NGÀY 16/8/2021 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 48-CT/TW, NGÀY 22/10/2010 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA X) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 51/KH-TU ngày 01/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích, yêu cầu

- Triển khai Kế hoạch số 51/KH-TU ngày 01/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, lực lượng và địa phương với các tỉnh, thành phố giáp ranh và lực lượng chức năng của các tỉnh Campuchia giáp biên trong phòng, chống tội phạm.

- Tập trung triển khai có hiệu quả, đạt yêu cầu Kế hoạch thực hiện mục tiêu 4 giảm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể

- Chủ động phòng ngừa, tiếp tục làm giảm tội phạm, năm sau giảm hơn so với năm trước; giảm tỷ lệ tái phạm tội; giảm ít nhất 5% tội phạm xâm hại trẻ em so với giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm hằng năm đạt trên 75%; các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số vụ án khởi tố. Bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số vụ truy nã phát sinh.

- Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận, phân loại, xử lý; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố, bảo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Nâng cao chất lượng xét xử, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

- Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tiêu cực, nâng tỷ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%; bảo đảm 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đều được chuyển ngay đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu tỷ lệ chuyển hóa thành công hằng năm đạt từ 60% trở lên; 85% các địa bàn đã chuyển hóa thành công không tái phức tạp trở lại.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp, đảm bảo gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan bảo vệ pháp luật đảm bảo năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm

- Tổ chức triển khai, quán triệt Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 01/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới gắn với thực hiện hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid - 19, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm của đơn vị, địa phương gắn với các mục tiêu kéo giảm của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên; sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Củng cố, kiện toàn các Ban Chỉ đạo có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả; phân công trách nhiệm cho từng thành viên, gắn với trách nhiệm quản lý địa bàn, lĩnh vực.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện; định kỳ sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi lên trong công tác phòng, chống tội phạm. Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để tội phạm tăng, phức tạp, lộng hành, kéo dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để, gây bức xúc trong nhân dân. Khuyến khích, bảo vệ đối với các cá nhân dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo trong công tác phòng, chống tội phạm.

2. Chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm nhằm kéo giảm bền vững các loại tội phạm và giảm tỷ lệ phạm tội lần đầu

- Tổ chức tốt những vấn đề an sinh xã hội, an dân, có giải pháp cụ thể ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt đối với các nhóm đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19; các vấn đề xã hội là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Phát huy vai trò các tổ hòa giải, các tổ chức chính trị - xã hội, kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, nhất là vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường, không để phát sinh vụ việc phức tạp hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự, xây dựng thế trận lòng dân.

- Tổ chức rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, không để tội phạm lợi dụng các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh để trục lợi, vi phạm pháp luật.

- Tăng cường phối hợp quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao phạm tội hoặc tái phạm tội như người sử dụng trái phép chất ma túy, đối tượng “ngáo đá”, người bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc, số mới được đặc xá, tha tù,...Thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” trong công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống dịch bệnh.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm thuộc lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng, Hải quan, Kiểm Lâm,...

3. Tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm, nhất là tuyên truyền lứa tuổi thanh thiếu niên, người lao động, học sinh, sinh viên, các địa bàn vùng trọng điểm, khu, cụm công nghiệp, biên giới,...Chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ số, các trang mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, huy động sự tham gia của các tổ chức, người có uy tín, có ảnh hưởng trong cộng đồng dân cư để phối hợp tuyên truyền. Đấu tranh phản bác mạnh mẽ những quan điểm tư tưởng sai trái, xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và kết quả công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

- Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào, cuộc vận động khác ở cơ sở như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải tham gia phòng, chống tội phạm, phát huy vai trò của lực lượng Công an Cấp xã trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh trật tự ngay từ cơ sở.

[...]
18
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ