Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 12540/KH-UBND năm 2022 về dự trữ vắc xin, hóa chất chống dịch bệnh động vật do tỉnh Khánh Hòa ban hành

Số hiệu 12540/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2022
Ngày có hiệu lực 15/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đinh Văn Thiệu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12540/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 15 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC DỰ TRỮ VẮC XIN, HÓA CHẤT CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 8 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Căn cứ tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn cả nước và tỉnh Khánh Hòa; trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4826/SNN-NVTH ngày 08 tháng 12 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch dự trữ vắc xin, hóa chất chống dịch bệnh động vật với các nội dung sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ TRỮ VẮC XIN, HÓA CHẤT CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Căn cứ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 02 Thông tư nêu trên, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng, cúm gia cầm và viêm da nổi cục trâu, bò là những bệnh bắt buộc phải tổ chức tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra.

Khi có ổ dịch động vật xảy ra, phải tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm khỏe mạnh tại các thôn, ấp nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia súc, gia cầm mẫn cảm tại các thôn, ấp chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch, vì vậy việc xây dựng Kế hoạch dự trữ vắc xin cho công tác chống dịch bệnh động vật là cần thiết.

Bên cạnh việc tiêm phòng, công tác tiêu độc khử trùng khu vực có dịch và các vùng lân cận cũng phải triển khai, đồng thời việc xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh chết do dịch bệnh đòi hỏi phải có hóa chất sát trùng. Vì vậy, để triển khai công tác chống dịch bệnh động vật hiệu quả, bên cạnh việc dự trữ vắc xin cần dự trữ cả hóa chất sát trùng.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Chủ động nguồn vắc xin tiêm phòng, hóa chất khử trùng môi trường chống dịch khẩn cấp khi xảy ra dịch bệnh ở vật nuôi.

- Xử lý, dập tắt nhanh các ổ dịch bệnh động vật khi mới xuất hiện theo quy định, không để dịch lây lan ra diện rộng.

2. Yêu cầu

- Sử dụng vắc xin, hóa chất phục vụ công tác chống dịch khẩn cấp khi xảy ra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

- Tùy thuộc vào mức độ, quy mô ổ dịch, xác định số lượng vắc xin, hóa chất cần dự tr để phục vụ công tác chống dịch, tránh lãng phí.

III. NỘI DUNG

1. Chủng loại, số lượng vắc xin, hóa chất dự trữ chống dịch bệnh động vật

a) Chủng loại, số lượng vắc xin:

- Về chủng loại vắc xin:

+ Vắc xin lở mồm long móng trâu, bò: sử dụng vắc xin phòng bệnh do vi rút lở mồm long móng type O và A gây ra;

+ Vắc xin cúm gia cầm: sử dụng vắc xin có hiệu lực bảo hộ đối với vi rút cúm gia cầm (A/H5N1, A/H5N6);

+ Vắc xin viêm da nổi cục trâu, bò: sử dụng vắc xin phòng được bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

- Về số lượng vắc xin:

+ Vắc xin lở mồm long móng trâu, bò: 21.150 liều.

+ Vắc xin cúm gia cầm: 488.000 liều.

+ Vắc xin viêm da nổi cục trâu, bò: 10.000 liều.

b) Loại, số lượng hóa chất:

- Hóa chất tiêu độc khử trùng chống dịch bệnh động vật là loại thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng: diệt được tất cả các loài vi rút, vi khuẩn, Mycoplasma, nấm gây bệnh... có thể phun trực tiếp vào nơi nuôi nhốt động vật.

[...]