Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1242/KH-UBND năm 2016 xây dựng chính quyền điện tử giai đoạn 2016-2017 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 1242/KH-UBND
Ngày ban hành 22/03/2016
Ngày có hiệu lực 22/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Lê Quang Thích
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1242/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 03 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016-2017

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và căn cứ tình hình ứng dụng, phát trin công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh, y ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2017, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử trên địa bàn tnh Quảng Ngãi.

- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Nâng cao vị trí xếp hạng của tỉnh Quảng Ngãi về chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Trong hai năm 2016 - 2017 cn tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

- Phấn đấu trong năm 2016, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

- Triển khai và ứng dụng mô hình một cửa điện tử hiện đại đến hết năm 2016 đạt: 50% địa phương cấp huyện, phấn đấu liên thông đến cấp xã; tối thiểu đạt 30% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

- Triển khai cải cách toàn diện các giải pháp để nâng cao cả ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phấn đấu đến hết năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi nằm trong nhóm phát triển Trung bình khá của cả nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:

a) Chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị; các chương trình, kế hoạch, nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các quy hoạch, kế hoạch, quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT. Tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền về tầm quan trọng, các mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung nhiệm vụ của công tác xây dựng Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi.

b) Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.

c) Đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Phối hợp triển khai các hệ thống thông tin quốc gia về dân cư, đất đai - xây dựng, doanh nghiệp,... Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử.

d) Khẩn trương triển khai các giải pháp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền cơ quan, địa phương. Triển khai và thực hiện cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử theo hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan.

Đến hết năm 2016, thực hiện khoảng 20 nhóm thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3. Tích cực triển khai để cung cấp dịch vụ công mức độ 4. Hàng năm xây dựng, cập nhật, và ban hành danh sách các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 của các cơ quan, địa phương để đăng ký với UBND tỉnh và tổ chức thực hiện.

Đẩy mạnh triển khai hình thức thuê doanh nghiệp CNTT thực hiện dịch vụ cho thuê từng phần hoặc thuê trọn gói, bao gồm: Phần cứng, phần mềm, đường truyền, giải pháp... để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Để bảo đảm an ninh thông tin, Thủ trưởng các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố được chỉ định thầu; xác định giá thuê tạm thời ngắn hạn (dưới 12 tháng) nếu chưa đủ điều kiện cần thiết để xác định giá thuê ổn định.

e) Bổ sung, nâng cấp và tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan, địa phương lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; phối hợp tích hợp các dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

f) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phụ trách, chuyên trách CNTT ở cơ quan nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về CNTT và việc thuê dịch vụ CNTT; tăng cường năng lực cán bộ làm công tác an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước.

g) Thực hiện hiện ghi loại chi CNTT theo phân ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách theo hướng dẫn của Sở Tài chính. Đẩy nhanh thực hiện thuê dịch vụ, sản phẩm CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, đặc biệt trong triển khai các dịch vụ công có thu.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT vào tỉnh Quảng Ngãi.

h) Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân, nhất là thủ tục hành chính có liên quan đến các chỉ số xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc.

Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

i) Tăng cường sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (eOffice) trong cơ quan nhà nước các cấp. Thực hiện hoàn thành kết ni, liên thông hệ thống quản lý văn bản ở tất cả các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, đơn vị cấp huyện và cấp xã trước ngày 01/01/2017.

[...]