Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2018 về triển khai, thực hiện nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố trên phạm vi toàn tỉnh Hòa Bình

Số hiệu 124/KH-UBND
Ngày ban hành 12/09/2018
Ngày có hiệu lực 12/09/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 124/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 12 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN NHẬP, ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN THÔN, XÓM, TỔ DÂN PHỐ TRÊN PHẠM VI TOÀN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị ln thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26, Pháp lệnh thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Kế hoạch số 129-KH/TU ngày 06/02/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”;

Căn cứ chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 1757-TB/VPTU ngày 18/8/2018 về Kế hoạch triển khai, thực hiện nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố trên phạm vi toàn tỉnh Hòa Bình;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố trên phạm vi toàn tỉnh Hòa Bình, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Việc nhập thôn, xóm, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động ổn định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo của Đảng, lãnh đạo của chính quyền và các tổ chức đoàn thể cấp xã; giảm số người làm việc, giảm chi phí hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách và hoạt động của các tổ chức đoàn thể ở thôn, xóm, tổ dân phố; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

- Tạo điều kiện huy động tập trung nguồn lực, để đóng góp xây dựng của xã hội, cộng đồng dân cư, xây dựng nông thôn mới; nâng cao trình độ, trách nhiệm và tăng mức thu nhập cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách và các tổ chức đoàn thể ở thôn, xóm, tổ dân phố.

- Kết quả thực hiện việc nhập, kiện toàn thôn, xóm, tổ dân phố làm cơ sở để đánh giá, lựa chọn sắp xếp số cán bộ trong tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở thôn, xóm, tổ dân phố hoạt động có chất lượng, hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và xây dựng nông thôn mới; đáp ứng mục tiêu xây dựng phát triển đô thị xanh - sạch - đẹp, văn minh và từng bước hiện đại ở các địa phương.

2. Yêu cầu

- Quán triệt chủ trương Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kế hoạch số 129-KH/TU ngày 06/02/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Bổ sung điều kiện quy định về quy mô tổ chức thôn, xóm, tổ dân phố theo Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

- Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, có sự quyết tâm cao, nhất quán trong nhận thức trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về mục đích, sự cần thiết, tầm quan trọng, lợi ích của việc nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân ở địa phương tham gia, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chủ trương, thống nhất phương án nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát toàn bộ số thôn, xóm, tổ dân phố thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh (bao gồm cả những đơn vị đã triển khai thực hiện làm điểm, nhưng vn còn số thôn, xóm, tdân phố chưa thực hiện, thuộc diện sáp nhập) để xác định số thôn, xóm, tdân phố thuộc diện nhập và xây dựng Đề án nhập, đặt tên, đổi tên đối với thôn, xóm, tổ dân phố theo quy định.

- Quá trình triển khai thực hiện phải đảm bảo ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị, quản lý nhà nước, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Không gây tâm lý hoang mang, làm xáo trộn đời sống sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo quyền và lợi ích hp pháp của Nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn.

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời trong hệ thống tổ chức Đảng, các đoàn thể để tuyên truyền, vận động đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về nhập thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh và các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục chia tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức đảng; các đoàn thể theo quy định của Điều lệ Đảng và Điều lệ các đoàn thể sau khi quyết định nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố có hiệu lực.

- Các cơ quan chuyên môn, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời có văn bản hướng dẫn những khó khăn, vướng mắc sau khi nhập, đặt tên, đổi tên, thành lập mới thôn, xóm, tổ dân phố liên quan đến cá nhân, tổ chức như: Thông tin sử dụng về hồ sơ, giấy tờ, thủ tục hành chính của công dân, tổ chức; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân; chế độ chính sách đối với tổ chức, cá nhân thuộc xóm khu vực đặc biệt khó khăn 135; thiết chế văn hóa, quản lý, bố trí, xây dựng mới Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, xóm, tổ dân phố; quản lý và thực hiện về kinh phí chi trả chế độ cho những người hoạt động không chuyên trách; ... theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành được giao.

II. PHƯƠNG ÁN NHẬP, KIỆN TOÀN THÔN, XÓM, TỔ DÂN PHỐ

1. Đối với thôn, xóm

Các thôn, xóm có vị trí địa lý giáp ranh liền kề, địa hình không bị chia cắt phức tạp ảnh hưởng đến giao thông đi lại; thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, ... thì nhập lại thành xóm mới với quy mô số hộ gia đình như sau:

[...]