Kế hoạch 122/KH-VKSTC năm 2020 về triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân sửa đổi do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 122/KH-VKSTC
Ngày ban hành 27/10/2020
Ngày có hiệu lực 27/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Lê Minh Trí
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-VKSTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Ngày 10/6/2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (Luật số 56/2020/QH14 - sau đây viết tắt là Luật). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Để triển khai thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao ban hành “Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân”; cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Phổ biến, quán triệt nội dung của Luật, tập trung quán triệt sâu những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của VKSND tới Kiểm sát viên, Điều tra viên, công chức khác của VKSND để nhận thức và vận dụng đúng đắn trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Viện kiểm sát.

1.2. Kịp thời triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của VKSND ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành.

2. Yêu cầu

2.1. Việc triển khai thi hành Luật phải được tiến hành kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả, tiết kiệm; có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

2.2. Việc triển khai thi hành Luật phải xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THI HÀNH

1. Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nội dung của Luật

1.1. Vụ 1, Vụ 2, Vụ 3, Vụ 4, Vụ 5, Vụ 6, Vụ 7, Vụ 8, Vụ 9, Vụ 10, Vụ 14, Cục 1, Cục 2, Cục 3 và các đơn vị khác thuộc VKSND tối cao trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung của Luật, trong đó, tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của VKSND cho các Kiểm sát viên, Điều tra viên, công chức khác trong đơn vị mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh chủ động tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung của Luật cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Thời gian thực hiện: ngay sau khi ban hành Kế hoạch này.

1.2. Các cơ quan báo chí, cổng thông tin điện tử của VKSND tối cao chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương để tích cực tuyên truyền, phổ biến quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong Luật và việc triển khai thực hiện Luật của ngành Kiểm sát nhân dân.

Thời gian thực hiện: trọng tâm trong Quý III, Quý IV/2020 và duy trì hợp lý, hiệu quả trong những năm tiếp theo.

2. Thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND tối cao

2.1. Vụ 15 chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các tài liệu để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND tối cao, cụ thể như sau:

- Xây dựng Tờ trình và Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao về việc thành lập và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND tối cao.

- Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao về việc thành lập và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND tối cao.

Thời gian thực hiện: ngay sau khi ban hành Kế hoạch này.

2.2. Phòng giám định kỹ thuật hình sự chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của Phòng giám định kỹ thuật hình sự, trình lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, quyết định.

Thời gian thực hiện: ngay sau khi thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự.

3. Xây dựng, phát triển đội ngũ giám định viên kỹ thuật hình sự

Vụ 15 chủ trì, phối hợp với Cục 1, Phòng giám định kỹ thuật hình sự và các đơn vị có liên quan xác định biên chế; tuyển dụng, bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ; đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc Phòng giám định kỹ thuật hình sự; triển khai đào tạo, bồi dưỡng; đăng tải và cập nhật danh sách giám định viên kỹ thuật hình sự trên cổng thông tin điện tử của VKSND tối cao, gửi danh sách giám định viên kỹ thuật hình sự cho Bộ Tư pháp.

Thời gian thực hiện: ngay sau khi ban hành Kế hoạch này và những năm tiếp theo.

4. Ban hành chỉ tiêu thống kê và thực hiện thống kê về trưng cầu giám định, yêu cầu trưng cầu giám định, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự gắn với việc thực hiện thống kê hình sự

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ