Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2030, giai đoạn I: Từ năm 2023 đến năm 2025

Số hiệu 121/KH-UBND
Ngày ban hành 12/05/2023
Ngày có hiệu lực 12/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Sơn Hùng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 12 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2023-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2023 ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 03 năm 2022 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 17/TTr-BDT ngày 22 tháng 03 năm 2023 và Tờ trình số 25/TTr-BDT ngày 27 tháng 04 năm 2023;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2030, giai đoạn I; từ năm 2023 đến năm 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (viết tắt là DTTS&MN), từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn 24 xã khu vực I theo Quyết định số 861/2021/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm giúp đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững và hạn chế tái nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị, xã hội vùng DTTS&MN trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác dân tộc, thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2023-2025.

Bố trí đầy đủ, kịp thời các nguồn lực để thực hiện tốt các chế độ, chính sách, chương trình, dự án thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN (viết tắt là Chương trình). Lồng ghép Chương trình vào các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, kế hoạch khác, đồng thời tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng, đặc biệt là nguồn lực của chính người dân vùng DTTS&MN để thực hiện chương trình hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng DTTS&MN, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả tỉnh; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo nghề, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh vùng DTTS&MN; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

2. Mc tiêu cụ thể

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS&MN, tạo mô hình sinh kế gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS&MN năm 2025 tăng trên 1,5 lần so với cuối năm 2022.

3. Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025

Chương trình mục tiêu quốc phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2023-2025 góp phần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3%.

- Giải quyết 90% nhu cầu tối thiểu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, giáo dục, chuyển đổi nghề và đào tạo nghề giải quyết việc làm của các hộ DTTS, hộ nghèo, cận nghèo; xóa nhà tạm cho trên 70% số hộ DTTS nghèo.

- Trên 99% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; trên 95% ấp có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa.

- Trên 90% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố.

[...]