Kế hoạch 12/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hưng Yên năm 2022

Số hiệu 12/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2022
Ngày có hiệu lực 19/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 19 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2022

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về phê duyệt “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018- 2020; số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

Căn cứ Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 11/TTr-SNN ngày 14/01/2022 về việc đề nghị UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2022;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2022, như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho 100% cán bộ quản lý, điều hành triển khai thực hiện Chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh (chủ thể sản xuất) tham gia Chương trình OCOP.

- Hỗ trợ củng cố, thành lập mới từ 10-15 tổ chức (hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ hợp tác) phát triển sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; xây dựng 02 - 03 mô hình phát triển nâng hạng sản phẩm OCOP để phổ biến nhân rộng; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên, mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng.

- Rà soát, lựa chọn, hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể sản xuất lập hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng thuộc Chương trình OCOP; duy trì và nâng hạng sản phẩm OCOP đã được công nhận (từ 03 sao trở lên), phấn đấu năm 2022, có từ 30 - 40 sản phẩm được công nhận đạt 03 sao trở lên (chỉ tiêu chi tiết tại phụ lục kèm theo).

- Hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh thông qua các hội nghị kết nối giao thương trực tiếp, trực tuyến, tham gia các hội chợ, tham gia giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm trên các phương tiện thông tin truyền thông, trên trang thông tin điện tử: https://ketnoiocop.vn và https://ocophungyen.vn, các sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như voso, shopee, postmart, facebook, zalo...; thực hiện tốt Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 16/10/2020 của UBND tỉnh, nhằm đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên, năm 2022, phấn đấu xây dựng thêm 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên.

- Thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, 100% sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đạt tiêu chuẩn của Chương trình OCOP về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; bao bì, nhãn mác, quy cách đóng gói, sử dụng logo OCOP theo quy định

- Các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện Chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn; bố trí lồng ghép các chính sách, nguồn lực, từ các chương trình, dự án hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình OCOP có hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về Chương trình OCOP

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chương trình OCOP, đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền; xây dựng các chuyên mục trên Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Website Chương trình OCOP (https://ketnoiocop.vn và https://ocophungyen.vn),... nêu gương điển hình các tổ chức, cá nhân để nhận rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

- Đào tạo, tập huấn về Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý ở các cấp phụ trách Chương trình OCOP và các chủ thể sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh); chú trọng đào tạo, tập huấn chuyên sâu với các nội dung về liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ; kỹ năng xúc tiến thương mại (quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, đàm phán,... ); kỹ năng quảng bá, bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội...

2. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý ở các cấp

- Tổ chức các đoàn công tác của cán bộ quản lý Chương trình OCOP ở các cấp và chủ thể sản xuất đi thực tế học tập, trao đổi kinh nghiệm trong tỉnh và ngoài tỉnh trong công tác triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

- Cập nhật thông tin sản phẩm OCOP của tỉnh lên trang thông tin điện tử https://ketnoiocop.vn và https://ocophungyen.vn để giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiềm năng của tỉnh.

3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và sản phẩm OCOP

- Củng cố, nâng cấp và thành lập mới hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ hợp tác phát triển sản phẩm tham gia Chương trình OCOP liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng.

- Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi; hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, sơ chế biến đến tiêu thụ nông sản, để gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, sử dụng logo OCOP theo quy định; các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên đều phải có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mã số, mã vạch; nhãn hiệu hàng hóa,...

- Hỗ trợ, khuyến khích chủ thể sản xuất đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP, Organic,... bảo quản, chế biến đối với sản phẩm OCOP; xây dựng nhãn hiệu, thiết kế tem nhãn, mẫu mã, bao gói sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển sản phẩm chủ lực, có lợi thế, khuyến khích các chủ thể sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm tham gia Chương trình OCOP thuộc 6 nhóm sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, thủ công mỹ nghệ - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng).

- Xây dựng, triển khai mô hình hỗ trợ phát triển, nâng hạng sản phẩm OCOP (trong đó, ưu tiên hỗ trợ về kết cấu hạ tầng sản xuất, máy móc, thiết bị, bao bì đóng gói, nhãn mác sản phẩm,...) để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ triển khai xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 16/10/2020 của UBND tỉnh; chú trọng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu để nâng cao thương hiệu, giá trị sản phẩm OCOP.

[...]