Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2016 Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả đầu ra vốn vay Ngân hàng Thế giới năm 2017 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 117/KH-UBND
Ngày ban hành 05/08/2016
Ngày có hiệu lực 05/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ ĐẦU RA VỐN VAY NGÂN HÀNG THẾ GIỚI NĂM 2017, TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Công văn số 6191/BNN-TCTL ngày 22/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng kế hoạch Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn (VSNT) dựa trên kết quả đầu ra vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017; trên cơ sở báo cáo và đề xuất tại Công văn số 2277/SNN&PTNT-KHTC ngày 29/7/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Chương trình nước sạch và VSNT dựa trên kết quả đầu ra vốn vay WB (Chương trình PforR) năm 2017, tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC CẢ NĂM 2016

1. Kết quả thực hiện về mục tiêu 6 tháng đầu năm, ước thực hiện đến hết năm 2016.

TT

Mục tiêu

Kế hoạch năm 2016

Thực hiện 6 tháng đầu năm 2016

Ước thực hiện năm 2016

 

Mục tiêu chung

 

 

 

1

Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước HVS

90

89.4

90

2

Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước theo Qui chuẩn QCVN02 của Bộ Y tế

46

43

46

3

Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS

96

94,4

96

4

Tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS

99

98,1

99

5

Tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu HVS

63

60,5

63

6

Tỷ lệ hộ có chuồng trại HVS

48

46

48

 

Chỉ số giải ngân (DLI) chương trình PforR

 

 

 

1

1.1 - Số đấu nước mới đang hoạt động

13.470

0

13.470

2

1.2 - Số nhà tiêu hộ gia đình HVS được xây mới hoặc cải tạo

5.390

0

5.390

3

2.1 - Số người được cấp nước từ công trình cấp nước bền vững

57.250

0

50.600

4

2.2 - Số người hưởng lợi từ các xã VSTX

33.680

0

33.491

5

2.3 - Số xã có trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh

12

12

12

6

3.1 - Số kế hoạch năm được phê duyệt

7

3.2 - Số báo cáo năm được công bố

-

* Nhận xét:

a) Về các mục tiêu chung: Mục tiêu chung của Chương trình trong 6 tháng đầu năm đạt thấp, do kinh phí của Chương trình chưa có để các đơn vị thực hiện, chủ yếu là từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH, vốn do nhân dân tự đầu tư. Các hoạt động sử dụng kinh phí từ vốn ngân sách, vốn Chương trình PforR được tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm. Ước cả năm sẽ đạt kế hoạch về các mục tiêu chung của Chương trình.

b) Về các Chỉ số giải ngân chương trình PforR:

- Số đấu nối 6 tháng đầu năm đạt thấp do đa số các công trình cấp nước đưa vào kiểm đếm năm 2016 đang thi công xây dựng công trình, hoàn thành vào cuối năm 2016 (gồm 01 công trình sử dụng nguồn vốn WB và 04 công trình từ các nguồn vốn khác); ước cả năm có 13.470 đấu nối mới (đạt 100% kế hoạch).

- Số nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh (HVS) xây mới trong 6 tháng đầu năm chủ yếu là do các hộ gia đình tự bỏ kinh phí để đầu tư (vốn từ Chương trình chưa được cấp nên chưa thực hiện hỗ trợ hộ dân xây dựng mới nhà tiêu). Dự kiến công tác xây dựng nhà tiêu hộ gia đình sử dụng vốn hỗ trợ từ Chương trình PforR, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai xây dựng trong 6 tháng cuối năm khi nguồn vốn được chuyển cho đơn vị thực hiện: ước cuối năm 2016 đạt 5.390 nhà tiêu xây mới (bằng 100% mục tiêu), trong đó 1.100 nhà tiêu xây mới từ kinh phí hỗ trợ của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; 929 nhà tiêu từ vốn của Chương trình PforR, còn lại là từ nguồn vốn khác hoặc nhân dân tự đầu tư.

- Số người hưởng lợi từ công trình cấp nước bền vững: dự kiến cuối năm 2016 đạt được là 50.600 người từ công trình cấp nước sạch 7 xã huyện Hậu Lộc, đạt 88,4% mục tiêu.

- Số người hưởng lợi từ xã đạt vệ sinh toàn xã: Năm 2016 dự kiến có 6 xã đạt vệ sinh toàn xã là: Hải Long, Minh Nghĩa, Hà Giang, Thiệu Lý, Thọ Diên và Luận Thành với 33.491 người được hưởng lợi từ xã vệ sinh toàn xã, đạt 99,5% mục tiêu.

- Số công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học, trạm y tế duy trì bền vững: Năm 2016 dự kiến có 37 trường học và 12 trạm y tế xã thuộc 12 xã đạt vệ sinh toàn xã năm 2013, 2014 (Chi tiết tại Phụ lục 8).

2. Kết quả thực hiện về kinh phí

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục

Kế hoạch năm 2016

Thực hiện 6 tháng đầu năm 2016

Ước thực hiện năm 2016

Tổng số

Trong đó SN

Tổng số

Trong đó SN

Tổng số

Trong đó SN

Tổng số

301.566

6.866

87.400

0

301.566

6.866

1. Vốn WB Chương trình PforR

114.900

3.200

0

0

114.900

3.200

2. Ngân sách trung ương (Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới)

3.666

3.666

0

0

3.666

3.666

3. Ngân sách địa phương (vốn NS tỉnh để thực hiện đền bù, GPMB các dự án cấp nước)

5.600

 

2.400

 

5.600

 

4. Vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH cho nước sạch và vệ sinh

100.000

 

50.000

 

100.000

 

5. Vốn doanh nghiệp tư nhân đầu tư công trình cấp nước

10.000

 

10.000

 

10.000

 

6. Vốn dân góp và tự đầu tư công trình cấp nước tập trung và tự xây dựng.

40.000

 

20.000

 

40.000

 

7. Vốn vay ADB

27.400

 

5.000

 

27.400

 

* Nhận xét:

- Bắt đầu từ năm 2016, Chương trình nước sạch và VSMTNT được lồng ghép là một trong các dự án thành phần của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên kinh phí từ ngân sách của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho đầu tư các công trình cấp nước tập trung chưa được bố trí (chỉ phân bổ 3,666 tỷ đồng nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện: hỗ trợ hộ dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, công tác truyền thông, giám sát đánh giá), Vì vậy, kết quả về mục tiêu nước hợp vệ sinh của Chương trình nước sạch và VSMTNT đạt được thấp hơn so với các năm trước đây (năm 2015 đạt được 4,2%; năm 2016 ước đạt 1,4%). Kết quả đạt được của năm 2016 chủ yếu là do người dân tự bỏ kinh phí (vốn dân tự có, vay vốn tín dụng,...) để xây dựng, cải tạo công trình của hộ gia đình.

- Vốn ngân sách địa phương: dùng thực hiện đền bù GPMB cho các dự án ODA theo quy định của các Chương trình, dự án:

+ Dự án ADB: Thực hiện đền bù GPMB Tiểu dự án cấp nước sạch và VSMTNT xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa và xã Định Long, Định Liên huyện Yên Định với kinh phí 2.400 triệu đồng.

+ Chương trình PforR: Thực hiện đền bù GPMB Tiểu dự án nước sạch 8 xã huyện Hoằng Hóa với kinh phí 3.200 triệu đồng.

- Vốn đối ứng của người hưởng lợi từ các công trình cấp nước (vốn dân góp) năm 2016 đạt thấp so với kế hoạch do điều kiện kinh tế của nhân dân còn khó khăn nên tiến độ thu tiền đối ứng từ các hộ dân chậm.

- Riêng vốn tư nhân đạt thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do lĩnh vực nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư.

3. Đánh giá thực hiện các hợp phần

3.1. Hợp phần cấp nước

a) Chương trình PforR

Trong năm 2016, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT được UBND tỉnh giao là đơn vị tiếp nhận quản lý, khai thác vận hành công trình cấp nước sạch 9 xã huyện Nga Sơn (Khởi công xây dựng năm 2015). Đến nay, công trình đã được đưa vào hoạt động ổn định cấp nước sạch cho nhân dân.

[...]